Theo lời nghị sĩ Quốc hội Iran Ibrahim Agha-Mohammadi hôm 2-7, “dự luật này được đề ra như câu trả lời dành cho lệnh cấm vận dầu mỏ Iran của Liên hiệp châu Âu (EU)”. Lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU đối với Iran đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7.
Máy bay và tàu thuyền đi qua eo biển Hormuz hôm 14-2 (Ảnh: REUTERS)
Ông Agha-Mohammadi cho biết tính đến cuối tuần qua, 100 trong số 290 nghị sĩ Quốc hội Iran đã ký ủng hộ dự luật này. Nếu được quốc hội thông qua, dự luật tiếp tục cần được Hội đồng Bảo vệ chấp thuận. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Iran sẽ làm cách nào để xác định lộ trình của các tàu dầu qua Hormuz. Ngoài ra, Iran sẽ gặp trở ngại bởi sự hiện diện của hải quân phương Tây ở khu vực lân cận quá lớn.
Tehran đã từng nhiều lần cảnh báo sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến đường trung chuyển khoảng 17 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhằm chống lại các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ và châu Âu áp đặt đối với nước này.
Eo biển Hormuz là tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng hàng đầu thế giới, nơi hầu hết lượng dầu thô xuất khẩu từ Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kuwait và Iraq phải đi qua.
Lo ngại eo biển Hormuz có thể sẽ bị đóng cửa, một số quốc gia Ả Rập đang xúc tiến tìm kiếm con đường thay thế. Trước mắt, Ả Rập Saudi đã thực hiện các biện pháp, bao gồm việc mở lại đường ống dẫn dầu chạy qua eo biển này và xuất khẩu thêm dầu thô thông qua các cảng ở Hồng Hải.
Bình luận (0)