xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

James Nevins và cuộc hội ngộ sau 39 năm

DƯƠNG QUANG

Sau 4 năm ròng sang VN tìm kiếm người quen trong tấm ảnh chụp chung ở một ngôi làng tại Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm 1967, cựu chiến binh Mỹ James Nevins (tên thân mật là Jim) được một cô gái địa phương sau khi đọc được bài viết về cuộc tìm kiếm của ông trên Báo Người Lao Động (ngày 20-3) đã nhận ra Jim và giúp ông tìm về chốn xưa.

img

21 giờ ngày 22-3, chuông điện thoại của phóng viên Báo Người Lao Động reo vang. Ở đầu dây bên kia, ông Jim hồ hởi báo tin: “Tôi đã tìm được những người quen trong bức ảnh chụp chung cách đây 39 năm ở Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Đó là một ngày tuyệt vời. Một lát cắt không thể nào quên của đời tôi”. Jim thì thào xúc động nói về khoảnh khắc gặp lại gia đình người quen trong bức ảnh cũ, rồi hứa ngày mai (23-3) sẽ kể lại chi tiết về hành trình tìm kiếm của mình.

Tình cờ

6 giờ sáng 21-3, tại khách sạn Bamboo Green (TP Đà Nẵng), anh Đinh Ngọc Chính, hướng dẫn viên Công ty Du lịch VN tại Đà Nẵng (Vitour), lật tấm bản đồ quân sự xuất bản cách đây 40 năm mà Jim mang theo rồi cả 2 bắt đầu dò tìm. Trong ký ức mang máng của Jim, đó là một ngôi làng nghèo, cách đó không xa là con sông Vu Gia, có ghi tên trong bản đồ. Anh Chính quyết định đưa đoàn tìm kiếm theo Quốc lộ 14B nhằm hướng huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) thẳng tiến.

Đến thị trấn Ái Nghĩa, đoàn dừng xe. Gặp ai, ông Jim cũng chìa tấm ảnh cũ và bài báo đã đăng trên Người Lao Động để hỏi thăm. Jim kể: “Ai cũng lắc đầu. Nhưng tôi có linh cảm nơi tôi cần tìm như ở gần đâu đây. Nhiều người dân địa phương bảo cứ đi tiếp. Tôi nghe lời họ...”. Tới cầu Chánh Cữu, đoàn dừng lại lần nữa để hỏi, một người mách bảo: Rẽ qua chỗ Trường Bán công Đại Nghĩa (xã Đại Nghĩa) đi. Bỗng dưng, một cô gái trẻ, tuổi chừng 20, đội nón lá, mặc chiếc áo khoác cũ, cưỡi xe máy phóng theo, la to: “Quay lại đi, tôi nhận ra ông ni (Jim - PV) rồi. Tôi biết cái nhà mà mấy ông muốn tìm rồi”. Đoàn quay lại, đi theo cô gái. Tâm trạng Jim lúc này thật khó tả. Ký ức bắt đầu rạo rực khi ngang qua những con đường làng nhỏ hẹp, những ngôi nhà thấp bé, nằm xâm xấp dưới những tán tre.

Đi hết những con đường quanh co, qua một cánh đồng nữa, cô gái dẫn đường dừng lại trước một ngôi nhà gỗ, cũ kỹ. Chủ nhà, ông Nguyễn Trung, bần thần trong giây lát rồi reo lên: “Ái chà, Jim... - cái tên quen thuộc mà cách đây 39 năm, lũ con ông và bọn trẻ quanh làng vẫn thường gọi James Nevins”. Bà vợ ông Trung cũng chạy ra, mừng rỡ. Ít phút sau, cô con gái ông (người duy nhất trong bức hình chụp chung 39 năm trước nay còn sinh sống gần cha mẹ) cũng chạy sang. Mọi người quanh đấy hay tin, xúm lại, vây kín nhà ông Trung. Đó là một cuộc hội ngộ sau 39 năm...

Hạnh phúc

Không thể diễn tả hết cảm xúc vui sướng của ông Jim lúc này. Ký ức bắt đầu sống lại. Những người láng giềng biết chuyện bắt đầu thao thao, chỗ ni hồi nớ là cái sân đất, có đặt cái cối đá, đằng kia là gốc mít, sau nhà là hố bom... Trong bức ảnh cũ gồm Jim chụp chung với vợ chồng ông Nguyễn Trung và 8 người con của ông. Một người con trai đã mất, 6 người đi làm ăn xa và 1 người con gái lập gia đình ở gần đó.

Sau những lời thăm hỏi, làm quen, bình nước chè xanh nóng hổi được bưng lên. Cũng đã 39 năm, Jim mới có dịp uống lại thứ nước uống này. Món đãi khách chỉ có vậy, nhưng Jim ngập tràn hạnh phúc.

Đã hơn 30 năm sau giải phóng, gia đình ấy vẫn còn đạm bạc. Ngôi nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ. Bên trên treo ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và những tấm Huân chương Gia đình vẻ vang, ghi dấu một thời có công với cách mạng. Trong câu chuyện của Jim, lúc ông tới làng này vào năm 1967, ông cũng đã từng nghĩ đó là một gia đình cách mạng. Nhưng, theo ông, chiến tranh rồi sẽ chấm dứt và một ngày nào đó trong thời bình, ông sẽ sang VN tìm lại gia đình người quen này. Và hôm nay, ước mơ về một cuộc hội ngộ sau 39 năm của ông đã thành sự thật.

Trước khi chia tay gia đình ông Nguyễn Trung, Jim tặng cho họ mỗi người một sợi dây chuyền vàng và một số quà lưu niệm. Ông hứa, sau chuyến về Mỹ đợt này, sắp tới Hội Những người Mỹ giúp đỡ trẻ em Á Châu (AHAC) của ông nhất định sẽ quay lại xã Đại Nghĩa để thực hiện những chương trình từ thiện-xã hội tại đây. “Chẳng có lời nói nào có ý nghĩa hơn những việc làm cụ thể. Đó là tấm lòng của tôi - một cựu chiến binh tình nguyện – dành cho vùng đất mà tôi đã từng đi qua, từng có kỷ niệm mang theo” - Jim nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo