Bà Eva Echeverria, 63 tuổi đến từ TP Los Angeles, cho biết bà đã sử dụng sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson để vệ sinh vùng kín kể từ năm 11 tuổi.
Bà Echeverria ngưng sử dụng chúng vào năm 2016 sau khi hay tin một phụ nữ khác mắc ung thư buồng trứng do dùng sản phẩm nói trên.
Ngoài trường hợp của bà Echeverria, hàng trăm vụ kiện tương tự khác ở bang California đang chờ phán quyết. Ngoài ra, các bồi thẩm đoàn ở một số địa phương khác đã ra 4 phán quyết chống lại Tập đoàn Johnson & Johnson và một vụ kiện hãng này ở bang New Jersey bị bác bỏ. Hiện có hàng ngàn đơn kiện Tập đoàn Johnson & Johnson tương tự nộp lên tòa án bang và liên bang.
Bà Eva Echeverria. Ảnh: AP
Tập đoàn Johnson & Johnson không có nghĩa vụ pháp lý dán nhãn cảnh báo lên sản phẩm. Vì bột talc được coi là mỹ phẩm nên không phải trải qua một cuộc kiểm tra bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) như thuốc.
Tuy nhiên, FDA cho rằng Johnson & Johnson phải dán nhãn về các thành phần và thông tin liên quan. Một số loại bột talc khác trên thị trường có dán nhãn đề cập tới nguy cơ ung thư buồng trứng sau khi sử dụng thường xuyên ở vùng kín.
Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho rằng việc sử dụng phấn bột talc dành cho cơ thể trên bộ phận sinh dục có nguy cơ gây ung thư.
Bà Carol Goodrich, đại diện Johnson & Johnson cho biết sẽ kháng cáo trên vì sản phẩm phấn rôm em bé của họ được khoa học đánh giá là an toàn.
Hồi tháng 4, Viện Ung thư quốc gia Mỹ từng cho biết các bằng chứng không cho thấy có sự liên quan nào giữa nguy cơ ung thư buồng trứng và việc vùng kín tiếp xúc với bột talc. Cơ quan này cho hay sẽ chuẩn bị các cuộc thử nghiệm mới tại Mỹ và tiếp tục bảo vệ sự an toàn của sản phẩm.
Bình luận (0)