xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai khoáng dưới đáy biển

GIA HÒA

Khi giá cả hàng hóa và nhu cầu khai thác tài nguyên tăng mạnh, một cuộc tranh đua đang diễn ra để bảo đảm quyền khai thác khoáng sản dưới đáy Thái Bình Dương

Xu hướng khai thác tài nguyên mới này dẫn đến nguy cơ phát sinh nhiều cuộc tranh giành giữa các nước đói tài nguyên.

Cuộc chạy đua mới

Công ty Nautilus Minerals Niugini của Canada sẽ trở thành công ty đầu tiên trên thế giới tiến hành khai khoáng thương mại dưới đáy biển, bao gồm đồng và vàng, một khi dự án Solwara 1 ở Papua New Guinea đi vào hoạt động từ năm 2013.
 
Trong khi đó, Công ty NeptuneMinerals có trụ sở chính tại bang Nevada (Mỹ) cũng lên kế hoạch khai thác tài nguyên vùng biển ngoài khơi New Zealand.
 
Hồi tháng 4, Hàn Quốc bắt đầu thăm dò khoáng sản dưới biển gần đảo Tonga sau khi nhận được giấy phép từ chính quyền nước này. Seoul đưa ra mục tiêu sẽ khai thác 300.000 tấn khoáng sản mỗi năm trong 20 năm tới.
 
Đầu tháng 7, Trung Quốc và Nga đã được sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý Đáy biển Quốc tế Liên Hiệp Quốc (ISA, có trụ sở ở Jamaica) cho phép khai thác quặng polymetallic sulphides xung quanh miệng phun thủy nhiệt (chứa các loại khoáng chất có màu sáng như bari, canxi, silic) ở phía Đông Thái Bình Dương.
 
img
Mô hình khu khai thác khoáng sản của dự án Solwara 1 ở Papua New Guinea. Ảnh: NAUTILUSMINERALS
 
ISA được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chịu trách nhiệm quản lý khai khoáng ở các vùng lãnh hải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước.
 
Thế nhưng, hiện cơ quan này đang dần bị chính trị hóa. ISA vừa cho phép Trung Quốc khai thác mỏ sulphide dưới đáy biển thuộc vùng hải phận quốc tế phía Tây Nam Ấn Độ Dương.
 
Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng phản đối ở Ấn Độ. New Delhi lo lắng về việc Bắc Kinh thu gom quyền khai khoáng ở những khu vực hàng hải được đánh giá là thuộc phạm vi ảnh hưởng địa lý của nước này.
 
Quyết định trên cũng làm dấy lên những câu hỏi rằng ISA sẽ xử lý ra sao đối với những tranh chấp về việc khai thác khoáng sản dưới đáy biển trong thời gian tới.

Nhiều quan ngại

Khai khoáng dưới đáy biển có thể sớm thay đổi giá cả của loại đất hiếm được sử dụng trong sản xuất màn hình tivi tinh thể lỏng, iPod và các thiết bị hiện đại khác. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản gần đây đã phát hiện dấu vết của đất hiếm ở 72 địa điểm ở Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 97% sản lượng 17 nguyên tố đất hiếm của thế giới.

Mối quan tâm đến khai khoáng dưới đáy biển bắt đầu từ những năm 1960 khi phát hiện những dấu vết mangan ở nhiều khu vực đại dương rộng lớn. Thế nhưng, giá cả kim loại thị trường xuống thấp và hạn chế về công nghệ đã làm nản lòng những người muốn khai thác thương mại với quy mô lớn.
 
Hiện nay, những tiến bộ công nghệ mới và giá cả hàng hóa toàn cầu gia tăng không ngừng đã làm sống lại mối quan tâm nói trên. Bên cạnh đó, các công ty khai khoáng xem đại dương, bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất, là những địa hạt khoáng sản mới, rộng lớn chưa được khám phá.
 
Dù vậy, sự quan tâm của các công ty đối với khoáng sản dưới đáy biển làm gia tăng sự lo lắng trong giới khoa học, các nhà bảo vệ môi trường và những chuyên gia pháp lý do thiếu những hướng dẫn và những biện pháp bảo vệ mang tính quốc tế.
 
 Một số chuyên gia nói việc khai khoáng dưới đáy biển làm nảy sinh những thắc mắc về việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này cũng như những tác động lên môi trường biển.
 
Hơn nữa, sự phổ biến của các dự án khai thác biển sâu quy mô lớn trên thế giới có thể dẫn đến những xung đột về lợi ích và chủ quyền giữa các nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo