xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai thác biển sâu gây nhiều tranh cãi

ANH THƯ

Khai thác biển sâu được kỳ vọng có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh nhưng cũng bị xem là có thể đe dọa các hệ sinh thái quan trọng

Tại đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương, các kế hoạch khai thác đất hiếm dưới biển sâu đang là tâm điểm của những cuộc tranh cãi nảy lửa trên thế giới về quan điểm đối phó biến đổi khí hậu. Chính phủ Naru cho rằng đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng xanh. 

Tuy nhiên, theo những người bảo vệ môi trường, hoạt động khai khoáng biển sâu sẽ đe dọa các hệ sinh thái biển quan trọng.

Những người ủng hộ cho rằng hoạt động khai thác trên mặt đất sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đất hiếm vốn cần cho việc rời xa nhiên liệu hóa thạch. 

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IAE), sự tăng trưởng của công nghệ pin trong ôtô điện, tấm pin mặt trời và tua-bin gió xuất phát từ nỗ lực đáp ứng Thỏa thuận Khí hậu Paris sẽ khiến nhu cầu khoáng sản toàn cầu tăng gấp 4 lần vào năm 2040.

Đài Al-Jazeera ngày 9-7 dẫn lời ông Jeroen Hagelstein từ Tập đoàn Allseas, một nhà thầu khai thác biển sâu của Thụy Sĩ, giải thích: "Tiến trình chuyển đổi năng lượng xanh đòi hỏi một dung lượng lưu trữ khổng lồ. Kim loại dưới đáy biển có thể giúp đáp ứng nhu cầu đó và khai thác biển sâu cũng tạo ra ít khí thải carbon hơn trên đất liền".

Khai thác biển sâu gây nhiều tranh cãi - Ảnh 1.

Một số nhà hoạt động giơ biểu ngữ phản đối khai thác biển sâu trước trụ sở Bộ Công nghiệp ở thủ đô Prague - Cộng hòa Czech vào tháng rồi Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, luồng ý kiến phản đối cho rằng hoạt động khai thác biển sâu là mối đe dọa hiện hữu đối với các hệ sinh thái biển mong manh, tác động đến các dạng sống cần được bảo tồn - từ động vật thân mềm cổ đại, bạch tuộc khổng lồ, san hô đến cá voi. Trầm tích chứa kim loại độc hại bị khuấy động sẽ làm ô nhiễm chuỗi thức ăn biển.

"Chúng ta biết rằng mất hàng thiên niên kỷ để tiến hóa và chỉ cần vài giây để tiêu diệt. Ai biết được sẽ mất bao lâu để các hệ sinh thái hồi phục năng động sau khi quá trình khai thác kết thúc?" - chuyên gia Jessica Battle tại Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) lo ngại.

Theo trang The Guardian, danh sách các quốc gia kêu gọi tạm dừng hoạt động khai thác biển sâu tiếp tục tăng lên trước thềm cuộc họp quan trọng của Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA, trụ sở ở Jamaica). ISA là tổ chức được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chịu trách nhiệm quản lý khai khoáng ở các vùng lãnh hải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước.

Hiện chưa có hợp đồng khai khoáng biển sâu nào được cấp phép. Dù vậy, những nỗ lực của ngành công nghiệp này và một số quốc gia ủng hộ đã đẩy nhanh cuộc chạy đua khai thác kim loại dưới đáy biển.

Ở chiều ngược lại, Ireland và Thụy Điển là những nước mới nhất kêu gọi đình chỉ, tạm dừng hoặc cấm hoạt động khai thác biển sâu, tham gia danh sách hiện gồm nhiều nước, trong đó có Đức, Pháp, Tây Ban Nha, New Zealand, Costa Rica, Chile… 

Nhiều nhà khoa học, tổ chức môi trường và tập đoàn đa quốc gia cũng có động thái tương tự. Một số hãng ôtô cũng cam kết không sử dụng khoáng sản khai thác từ đáy biển trong xe điện của họ.

Trong khi đó, các nhà khoa học tiếp tục đưa ra cảnh báo về tác hại quy mô lớn, nghiêm trọng và không thể đảo ngược đối với các hệ sinh thái đại dương toàn cầu nếu hoạt động khai thác biển sâu được bật đèn xanh. 

Theo họ, con người biết quá ít về các "vực thẳm" của đại dương để có thể đưa ra các quy định quản lý cần thiết. Một nỗi lo khác là nguy cơ rò rỉ và tràn nhiên liệu cũng như các hóa chất có hại được sử dụng trong quá trình khai thác.

Vào tháng rồi, Hội đồng Tư vấn khoa học của Viện Hàn lâm châu Âu đã nói đến "những hậu quả thảm khốc" của hoạt động khai thác biển sâu đối với hệ sinh thái biển. Hội đồng này cũng bác bỏ suy nghĩ sai lầm rằng hoạt động trên là cần thiết để có được các kim loại phục vụ chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. 

Đại diện 168 nước thành viên ISA sẽ nhóm họp tại thủ đô Kingston - Jamaica từ ngày 10 đến 28-7 để đàm phán về vấn đề có ban hành quy định đầu tiên dành cho hoạt động khai thác biển sâu quy mô lớn vì mục đích thương mại hay không.

Theo tờ Financial Times, trong số những nước ủng hộ thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng biển sâu có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Na Uy... Trong khi đó, một số nước khác muốn có hướng đi thận trọng hơn khi cho rằng cần tạm dừng hoạt động này cho đến khi nhất trí về những quy định nhằm bảo vệ hệ sinh thái biển.

ISA mới chỉ cho phép các công ty khám phá biển sâu để phục vụ nghiên cứu và đã phê chuẩn 31 giấy phép cho hoạt động này kể từ năm 2001. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tháng 7-2023 sau khi Nauru kích hoạt một điều khoản pháp lý mơ hồ cách đây 2 năm. Cụ thể, động thái này đưa ra hạn chót là ngày 9-7 để ISA hoàn tất các quy định về hoạt động khai khoáng biển sâu thương mại, nếu không phải cấp phép cho hoạt động này theo bất kỳ quy định nào hiện có.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo