Tại châu Phi và châu Mỹ, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị sát hại nhiều hơn mà hung thủ không ai khác chính là những người lẽ ra phải bảo vệ và yêu thương họ. Tại châu Phi, cứ 100.000 phụ nữ thì có 3,1 người là nạn nhân của bạn đời hoặc người thân. Tỉ lệ này ở châu Mỹ là 1,6/100.000 người, trong khi ở châu Âu và châu Á lần lượt là 0,7 và 0,9.
Riêng tại Mỹ, nghiên cứu của báo The Washington Post chỉ ra rằng trong số 4.484 vụ sát hại phụ nữ ở 47 thành phố lớn thì 46% các trường hợp có hung thủ là người gần gũi với nạn nhân.
Cả hai nghiên cứu đều nêu bật một điểm mấu chốt: sự thiếu tôn trọng đối với quyền tự chủ về mặt cơ thể của phụ nữ. Sự bôi nhọ quyền này của phụ nữ phản ánh một phần của quan điểm xem phụ nữ như những thứ đồ vật có thể kiểm soát. Nhiều xã hội trên thế giới dạy phụ nữ rằng họ chỉ quan trọng khi ở trong một mối quan hệ với đàn ông, chứ không phải tư cách con người độc lập.
Một cuộc biểu tình phản đối bạo lực nhằm vào phụ nữ ở TP Cape Town - Nam Phi hồi tháng 8 năm ngoáiẢnh: EPA-EFE
Khả năng sinh sản của phụ nữ cũng là điều mà đàn ông tìm cách khống chế, thông qua bạo lực, ép buộc sinh sản cũng như dựa vào các luật hạn chế và cản trở việc phá thai. Những phụ nữ nào tự chủ trong cuộc sống, biết tự ra quyết định sẽ bị xem là mối đe dọa. Khi không thể kiểm soát bạn đời hoặc bạn tình, một số đàn ông sẽ sát hại họ như một cố gắng cuối cùng nhằm duy trì quyền sở hữu.
Một khi phụ nữ bắt đầu làm chủ quyền sinh sản của bản thân, có vai trò tích cực hơn trong xã hội cũng như tự chủ về kinh tế cũng là lúc xuất hiện một làn sóng bạo lực nhằm phản ứng lại. Ngăn chặn bạo lực giữa các cặp đôi và biến nhà thành nơi an toàn cho phụ nữ chỉ mới là một phần. Chúng ta phải nghĩ rộng hơn để tạo nên một thế giới nơi quyền tự chủ cơ thể của mỗi người được tôn trọng.
Bình luận (0)