Biểu tình đòi Weiner từ chức hôm 12-6 tại khu Queens, New YorkẢnh: AFP
Tuy nhiên, tờ Washington Post dẫn lời trợ lý của ban lãnh đạo Đảng Dân chủ đêm 15-6 cho biết chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy ủy ban sẽ tiến hành khai trừ ông Weiner.
Thêm tội mới
Bà Huma Abedin đã về tới Mỹ hôm 15-6 (giờ Mỹ) nhưng không đến New York nơi chồng bà đang ở để trị bệnh mà về nhà riêng ờ thủ đô Washington. Cho đến nay, bà vẫn im hơi lặng tiếng không tuyên bố gì về chuyện ông chồng phát tán ảnh nóng khiến báo chí không khai thác được gì từ người vợ đau khổ đang mang thai này.
Trong một diễn biến khác khá bất ngờ, cựu diễn viên phim “con heo” Ginger Lee – một trong 6 người mà ông Weiner thú nhận là “người tình trên mạng” - đã mở cuộc họp báo tố cáo ông Weiner xúi giục cô lừa dối báo chí về mối quan hệ trên mạng giữa cô và ông Weiner.
Cô Lee cho biết ông Weiner đã bắt đầu trao đổi thư điện tử (email) và tin nhắn sau khi cô viết blog tỏ ý mên mộ ông. Từ tháng 3 đến tháng 6 vừa qua, ông Weiner đã trao đổi hơn 100 bức email và tin nhắn với cô, trong đó có một số thư và ảnh gợi dục.
Ginger Lee truyên bố: “Tôi chưa bao giờ gửi ảnh nóng cho ông ta. Tôi chỉ muốn trao đổi chuyện chính trị. Mỗi lần ông ta chuyển qua đề tài sex tôi không trả lời”. Lee cho biết thêm, ngày 2-6 vừa qua – tức sau khi bùng nổ Weinergate – ông Weiner gọi điện bảo cô nói dối với báo chí. Cuối cùng, cô Lee kết luận: “Tôi nghĩ Anthony Weiner nên từ chức vì ông ấy lừa dối công luận và báo chí hơn một tuần qua”.
Ginger Lee tố cáo ông nghị Weiner không trung thực. Ảnh: TMZ
Xử thế nào?
Sau 1980, dưới sức ép của công luận hạ viện mới bắt đầu thi hành kỷ luật những ông nghị dâm loạn. Đầu tiên là hai ông nghị Gerry Studds (Dân chủ) và Damiel Crane (Cộng hòa) “bị khiển trách” về tội quan hệ tình dục với nhân viên phục vụ cơ quan tuổi mới lớn. Ra tòa, ông Studds lãnh 14 năm tù còn ông Crane thất cử trong kỳ bầu tiếp theo.
Có thể nhưng không dễ
Bình luận về trường hợp của ông nghị Weiner quyết tâm bám ghế, nhà báo Nancy Cordes của kênh truyền hình CBS News cho hay bãi nhiệm Weiner không dễ hoặc không thể trong ngày một ngày hai.
Thật vậy, trong 21 năm qua, Hạ viện Mỹ chỉ bãi nhiệm hai trường hợp. Thứ nhất, năm 1980, ông nghị Michael Myers bị mất ghế vì tội nhận hối lộ. Thứ hai, năm 2002, ông nghị Jim Traficant bị bãi nhiệm vì tội tống tiền và tham ô.
Những vụ liên quan đến đạo đức như vụ Weinergate thì nhiêu khê hơn. Trước hết hạ viện tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng. Sau khi có kết luận chính thức, hạ viện sẽ họp toàn thể để lấy ý kiến. Nếu 2/3 nghị sĩ chấp thuận lúc đó hạ viện mới tuyên bãi chức đương sự.
Vấn đề là tiến trình điều tra của Ủy ban Đạo đức thường kéo dài rất lâu. Trong hầu hết trường hợp, sai lầm ban đầu mất đi tính nghiêm trọng theo thời gian. Vụ việc biến thành “cứt trâu hóa bùn” và cuộc biểu quyết không đạt chuẩn 2/3. Thế là thoát nạn. Có vẻ như ông Weiner đang mơ đến một kết thúc tương tự.
Bình luận (0)