Trong khi nhiều người di cư tìm cách tới châu Âu trên những con tàu chật hẹp hoặc lênh đênh trên biển dài ngày với những chiếc thuyền mỏng manh, một số người Syria chọn cách khác an toàn và rẻ hơn, đó là đi xe đạp.
Cảnh sát Na Uy cho biết gần đây họ phát hiện 170 di dân, chủ yếu đến từ Syria, vượt qua biên giới Storskog và băng qua cực Bắc nước này để nhập cảnh trái phép vào đây, tăng so với hơn 10 người năm 2014.
Quan hệ tốt đẹp giữa Moscow và Damascus là cơ hội để công dân Syria dễ dàng có thị thực vào Nga. Sau đó, họ tới Na Uy – một trong những quốc gia giàu có và là thành viên của “Khu vực Schengen” - vốn miễn thị thực cho công dân châu Âu.
Elijah Hansen, một sinh viên 26 tuổi từ Syria, đến Na Uy hồi tháng 3 năm nay, cho biết: “Tôi nghĩ đó là cách hợp pháp duy nhất để tới được châu Âu”. Hansen mất 1.600 USD cho chuyến đi của anh, bao gồm một chuyến bay từ Beirut tới Moscow, một chuyến tàu 36 giờ từ Moscow tới cổng Murmansk ở Bắc Cực, sau đó bắt xe ô tô đến biên giới Na Uy.
Cậu sinh viên này cho biết thêm nhiều người Syria muốn trốn tránh cuộc nội chiến trong nước đã liều mình chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi đi thuyền qua Địa Trung Hải đến Hy Lạp. Rất nhiều người chết đuối khi chọn con đường này. Không những vậy, chi phí còn rất đắt đỏ.
“Nhưng dù sao, nó còn tốt hơn là chết dưới tay nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoặc bị giết trong cuộc xung đột ở Syria” – Hansen nhận xét. Một số người Syria cùng đi với Hansen đã mua xe đạp tại Nga để tiếp cận biên giới Na Uy cho đỡ chi phí. Một phần cũng do luật pháp Nga cấm bất cứ ai đi bộ đến khu vực biên giới.
Cảnh sát trưởng thị trấn Kirkenes – Na Uy cho biết Moscow cho phép đi xe đạp và họ vẫn đang giữ khoảng 40 chiếc xe do người di cư bỏ lại sau khi tới Oslo để đăng ký. Na Uy đang lên kế hoạch tiếp nhận 8.000 người di cư cho đến cuối năm 2017.
Hơn 250.000 người Syria đã thiệt mạng và 11 triệu người bị mất nhà cửa trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 4 năm qua.
Cảnh tượng khiến người ta không khỏi xót xa về số phận của những người di cư đang vật lộn trên đường ray xe lửa ở Bicske, Hungary. Ảnh: Reuters
Cảnh tượng khiến người ta không khỏi xót xa về số phận của những người di cư đang vật lộn trên đường ray xe lửa ở Bicske, Hungary. Ảnh: Reuters
Liều mình tìm cuộc sống mới. Ảnh: ABC news
Một câu hỏi đặt ra là tại sao người dân Syria nhập cảnh vào Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ với số lượng rất lớn, nhưng họ không mặn mà với các quốc gia Ả Rập khác - đặc biệt là ở vùng Vịnh – vốn được coi là rất giàu có và gần nhà hơn.
Nguyên nhân bởi hành trình tới các nước này khá tốn kém. Hơn nữa, việc cấp thị thực cũng gặp nhiều khó khăn. Trừ Algeria, Mauritania, Sudan và Yemen không cần thị thực, các nước Ả Rập còn lại hiếm khi cấp thị thực cho công dân Syria. Họ chỉ tới được đây bằng cách sử dụng visa du lịch hoặc xuất khẩu lao động.
TT Putin: Châu Âu không thể bất ngờ vì khủng hoảng di cư
Moscow vẫn không ngừng cảnh báo những vấn đề lớn mà châu Âu phải đối mặt vì hậu quả của chính sách của phương Tây ở Trung Đông và Nam Phi. Chia sẻ với báo giới tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEC) tại Vladivostok hôm 3-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Tôi cho rằng khủng hoảng di cư hoàn toàn là điều châu Âu đã dự đoán được”.
Bình luận (0)