xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh hãi vòm nhiệt nướng chín hàng tỉ sinh vật

Bảo Hạnh

(NLĐO) - Đợt vòm nhiệt lịch sử vào mùa hè vừa qua tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là một thảm họa sinh thái.

Trong đợt nắng nóng ngột ngạt của mùa hè năm nay, bà Robin Fales đều đi xem xét bờ biển trên đảo San Juan, bang Washington - Mỹ mỗi ngày khi thủy triều xuống.

Mùi hôi thối của sinh vật biển thối rữa trở nên nồng nặc hơn khi nhiệt độ tăng cao. Những luống tảo bẹ bà Fales nghiên cứu đều khô héo và nhạt màu. "Tôi chưa từng thấy chúng có màu nhạt đến mức này" - trích lời bà Fales, nhà sinh thái biển tại Trường ĐH Washington.

Khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương chưa bao giờ trải qua đợt vòm nhiệt nào khắc nghiệt như đợt xảy ra vào cuối tháng 6-2021. Nhiệt độ lên đến hơn 46 độ C tại TP Portland, bang Oregon của Mỹ và 49 độ C tại TP Lytton, bang British Columbia - Canada.

Kinh hãi vòm nhiệt nướng chín hàng tỉ sinh vật - Ảnh 1.

Những đợt nắng nóng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng vì biến đổi khí hậu. Ảnh: Alamy

Các nhà khoa học cho rằng sự kiện này "hầu như không thể xảy ra" nếu không có biến đổi khí hậu. Tình trạng này đã giết chết hàng trăm người, làm hư hại đường sá, đường dây điện và tàn phá mùa màng. Nó còn gây ra hiện tượng phóng xạ sinh thái trên diện rộng mà các nhà khoa học vẫn chưa thật sự hiểu rõ mức độ nghiêm trọng.

Những báo cáo ban đầu rất đáng báo động: hàng tỉ động vật có vỏ và các động vật biển khác đã chết khô trên bờ biển bang British Columbia.

Tổ chức Portland Audubon Society cảnh báo tình trạng "tận thế của loài chim" khi ghi nhận ngày càng nhiều những con chim mắc bệnh và bị thương. Tại phía Đông bang Oregon, các quan chức bang ước tính hàng ngàn con cá sculpin đã chết trong những con suối cạn khô vì hạn hán.

Đến mùa thu, tác động của trận nắng nóng vẫn còn. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đợt bùng phát nhiệt độ cao trong thời gian ngắn có thể đe dọa thực vật và động vật nhiều hơn so với nắng nóng kéo dài - thậm chí làm tăng nguy cơ tuyệt chủng.

Kinh hãi vòm nhiệt nướng chín hàng tỉ sinh vật - Ảnh 2.

Những con nghêu bị nướng chín trên bãi biển. Ảnh: Instagram

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã xem xét 538 loài từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả cho thấy gần một nửa trong số đó đã biến mất khỏi ít nhất một địa điểm. Họ phát hiện ra rằng những quần thể đã chết phải chịu đựng sự gia tăng nhiệt độ tối đa hàng năm nhiều hơn (và nhanh hơn) so với những quần thể khác.

Nhiệt độ quá cao có thể giết chết các sinh vật hoàn toàn, đặc biệt nếu chúng tiếp xúc với ánh nắng gay gắt. Lúc này, tình trạng mất nước diễn ra và các cơ quan không hoạt động khi các enzym ngừng hoạt động và protein bị tổn thương.

Chấn thương có thể làm cho những loài sống sót dễ bị bệnh tật, đồng thời làm giảm hoặc trì hoãn khả năng sinh sản. Thời tiết nóng nực cũng có thể khiến động vật hạn chế kiếm ăn hoặc săn bắt. Và tình trạng này đang xảy ra thường xuyên hơn khi các đợt nắng nóng được dự báo sẽ xảy ra nhiều gấp 12 lần vào năm 2040 so với khi chưa có biến đổi khí hậu .

Kinh hãi vòm nhiệt nướng chín hàng tỉ sinh vật - Ảnh 3.

Một con sao biển bị mất nước. Ảnh: Christopher Harley

Sau đợt nắng nóng mới nhất tại Tây Bắc Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu bắt đầu theo dõi thiệt hại đối với nhiều loài và hệ sinh thái, chẳng hạn như rừng ven biển. Những chiếc lá cháy xém biến các sườn đồi thành màu cam ốm yếu trong khi những cái cây vốn đã khô héo vì hạn hán cũng rụng lá sớm.

Tuy nhiên, những tác động chết chóc nhất có lẽ lại vô hình, theo lời bà Christine Buhl, một nhà côn trùng học tại Sở Lâm nghiệp Oregon. Ví dụ, những cây bị thiếu nước trầm trọng có thể bị tổn thương rễ và hệ tuần hoàn do chúng không thể hút đủ độ ẩm từ mặt đất. "Trong tương lai, chúng ta sẽ biết nó tồi tệ như thế nào" - bà Buhl cảnh báo.

Úc là nạn nhân rõ nhất của tình trạng này. Sau nhiều đợt nắng nóng ở khu vực miền Tây vào năm 2010 và 2011, các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng cây chết trên diện rộng và hàng loạt tác động khác. Sau đó, những nhân tố này làm bùng phát nạn bọ cánh cứng và cháy rừng.

Ông Joe Fontaine, một nhà nghiên cứu về sinh thái lửa tại Trường ĐH Murdoch, nói: "Đến bây giờ, quý vị vẫn có thể nhìn thấy những dấu tích của sự kiện đó".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo