xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Kinh tế Nga co lại đột ngột"

CAO LỰC

Làn sóng trừng phạt của phương Tây đang khiến kinh tế Nga co lại đột ngột, đẩy quốc gia này vào nguy cơ suy thoái sâu rộng

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 13-3 khẳng định Nga vỡ nợ là một kịch bản có thể xảy ra, nhất là khi quốc gia này không thể tiếp cận nguồn dự trữ ngoại hối của họ.

Dù vậy, theo bà Georgieva, kể cả khi xảy ra, sự kiện này cũng không gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ít nhất là vào lúc này.

Đại diện IMF cho biết làn sóng trừng phạt của phương Tây đang khiến kinh tế Nga co lại đột ngột, đẩy quốc gia này vào nguy cơ suy thoái sâu rộng. "Đồng rúp của Nga đang lao dốc. Điều đó có nghĩa là gì? Thu nhập thực tế đã bị thu hẹp. Sức mua của người dân Nga đã giảm đáng kể" - bà Georgieva khẳng định với đài CBS.

 Giám đốc điều hành IMF nói điều khiến bà lo lắng nhất là tác động lan rộng của cuộc xung đột Nga - Ukraine, đặc biệt là với những quốc gia láng giềng đang đón nhận dòng người tị nạn; những quốc gia chưa phục hồi kinh tế từ khủng hoảng Covid-19 cũng như những quốc gia phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Kinh tế Nga co lại đột ngột - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng rút tiền tại một cây ATM ở TP Saint Petersburg - Nga hôm 27-2 Ảnh: REUTERS

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine cách đây hơn 2 tuần, Mỹ và đồng minh đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm cô lập quốc gia này với kinh tế thế giới.

Để đối phó lệnh trừng phạt của phương Tây và ngăn đồng rúp lao dốc, Điện Kremlin và Ngân hàng Trung ương Nga đã triển khai nhiều bước đi, bao gồm cấm mua USD và cấm xuất khẩu ngũ cốc.

Theo chuyên gia Edward Alden của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (trụ sở New York - Mỹ), những biện pháp trừng phạt như trên nhiều khả năng vẫn được duy trì trong một thời gian dài sau khi chiến sự kết thúc, khiến Nga không thể tiếp cận nguồn đầu tư, thương mại và tài chính của phương Tây trong nhiều năm hay thậm chí là nhiều thập kỷ tới.

Trong khi đó, tỉ phú Nga Andrei Melnichenko ngày 14-3 cảnh báo thế giới có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực nếu cuộc chiến ở Ukraine không dừng lại, bởi giá phân bón đã tăng đến mức nhiều nông dân không đủ khả năng chi trả.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo giá thực phẩm có thể tăng trên toàn thế giới vì giá phân bón leo thang nếu phương Tây tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga, quốc gia chiếm 13% sản lượng phân bón thế giới.

Trong khi đó, kỳ vọng từ vòng đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine đã giúp giá dầu tiếp tục hạ nhiệt vào ngày 14-3, với giá dầu thô Brent giao sau và giá dầu thô Mỹ giao sau cùng giảm hơn 2%, lần lượt xuống còn 110,15 USD/thùng và 106,20 USD/thùng.

Trước phiên giao dịch này, thị trường dầu mỏ nhận được thông tin tích cực khi Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Felix Plasencia cho biết Caracas sẵn sàng bán dầu cho Mỹ, miễn là quốc gia này tôn trọng chủ quyền và công nhận Tổng thống Nicolas Maduro là lãnh đạo "duy nhất và hợp pháp" của Venezuela.

Không như giá dầu, chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều trong ngày 14-3, chủ yếu vì những nỗi lo liên quan đến làn sóng Covid-19 mới ở Trung Quốc. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản có lúc giảm 2,07% giữa lúc chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Shenzhen Component của Trung Quốc bốc hơi lần lượt 2,6% và 3,08%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,85% trong khi chỉ số Nikkei 225 và chỉ số Topix của Nhật Bản tăng lần lượt 0,58% và 0,71%...

Chạy đua vũ trang ở châu Âu

Các chuyến hàng vũ khí đến châu Âu tăng vọt trong vòng 5 năm (tính đến năm 2021) dù mua bán vũ khí toàn cầu chậm lại. Nguyên nhân, theo Viện Nghiên cứu hòa bình (SIPRI) của Thụy Điển, đến từ mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và Nga.

Báo cáo công bố ngày 14-3 của SIPRI nhấn mạnh trong khoảng thời gian trên, các vụ chuyển giao vũ khí quan trọng trên toàn cầu giảm 5% nhưng hàng nhập khẩu đến các nước châu Âu lại tăng 19% - mức tăng trưởng lớn nhất trên bất kỳ khu vực nào của thế giới.

Theo SIPRI, Anh, Na Uy và Hà Lan là các nước châu Âu nhập khẩu nhiều vũ khí nhất trong khi Ukraine lại nhập khẩu rất hạn chế. "Các nước châu Âu khác cũng sẽ tăng cường nhập khẩu vũ khí đáng kể trong thập kỷ tới, dựa theo các hợp đồng lớn vừa đạt được, đặc biệt là máy bay chiến đấu từ Mỹ" - SIPRI cho biết. Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, với thị phần tăng từ 32% lên 39%.

Cùng ngày 14-3, đài DW (Đức) dẫn các nguồn tin cho biết Đức đã quyết định về nguyên tắc việc mua 35 máy bay chiến đấu F-35 của hãng Lockheed Martin (Mỹ), với mục đích thay thế phi đội Tornado lỗi thời.

Tháng trước, Thủ tướng Olaf Scholz công bố kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lớn - đạt mức 2% GDP theo cam kết của NATO - giữa lúc xung đột Nga - Ukraine buộc Berlin phải điều chỉnh lại các chính sách ngoại giao và quốc phòng. Trong kế hoạch này, quân đội Đức sẽ nhận được 100 tỉ euro (khoảng 113 tỉ USD) để đầu tư cho các dự án vũ trang.

F-35 được xem là chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới, với khả năng tàng hình lách được radar của đối phương. Trong khi đó, Tornado là loại máy bay Đức duy nhất có khả năng mang bom hạt nhân Mỹ. Dù vậy, Tornado đã quá cũ kỹ khi bắt đầu hoạt động trong không quân Đức từ những năm 1980. Đức có kế hoạch thay thế Tornado trong khoảng thời gian 2025-2030.

Hải Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo