icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế thế giới năm 2001: Một bức tranh ảm đạm

TRÙNG QUANG

Các cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc 11-9 không những làm cho lịch sử nước Mỹ có thêm một trang đau buồn với những con số thống kê hàng ngàn người chết và thiệt hại lên đến hàng trăm tỉ USD. Không những an ninh thế giới có những biến động, mà tình hình kinh tế toàn cầu cũng có những đổi thay không lường trước được.

DỰ BÁOTheo dự đoán của IMF, kinh tế Mỹ tăng trưởng 1% trong năm nay và 0,7% trong năm tới.Tuy nhiên, bức tranh kinh tế thế giới năm 2001 không sáng sủa không phải chỉ do sự trì trệ của nước Mỹ.

24 triệu người thất nghiệp. - Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm nay và năm tới, kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 2,4%, con số thấp nhất trong vòng tám năm trở lại đây, so với mức 4,2% do chính tổ chức này đưa ra vào tháng 10 năm ngoái. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thuộc Liên Hiệp Quốc thì khẳng định hậu quả nặng nề của các cuộc tấn công sẽ làm cho 24 triệu người mất việc và làm cho 15 triệu người khác lâm vào tình cảnh khổ sở hơn.

Sự điều chỉnh giảm các dự đoán tăng trưởng của IMF và lời cảnh báo từ ILO là có cơ sở. Nước Mỹ, nạn nhân của các vụ khủng bố, suy thoái kinh tế khởi phát từ tháng 3 năm nay đã trầm trọng thêm sau ngày Thứ Ba Đen Tối 11-9. Ngoài những tác động nghiêm trọng trực tiếp lên người dân Mỹ khi tòa nhà biểu tượng cho sự thịnh vượng của nước Mỹ đổ sụp, ngành hàng không nước này lâm vào cảnh cực kỳ khốn đốn đến nỗi chính quyền Mỹ phải hỗ trợ hàng chục tỉ USD để cứu giúp. Con số người thất nghiệp tăng lên đến 1,2 triệu người trong hơn hai tháng sau ngày 11-9 và tỉ lệ thất nghiệp lên đến mức cao nhất trong vòng sáu năm vào cuối tháng 11 vừa qua. Sự khủng hoảng ngành hàng không của Mỹ cũng đã gián tiếp ảnh hưởng đến ngành này ở châu Á. Theo IMF, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới - sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,4% trong năm nay và 1% trong năm tới. Giống như Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng đến mức kỷ lục là 5,5% trong tháng 11, số doanh nghiệp phá sản cũng tăng đến mức kỷ lục là 10% trong cùng thời gian. Chính phủ Nhật Bản vừa phải thông qua một ngân sách khắc khổ với tình hình kinh tế không mấy sáng sủa của nước này. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Nhật Bản khó có khả năng hồi phục trước năm 2004. Đài Loan vào tháng 11 qua cũng đã thừa nhận nền kinh tế vùng lãnh thổ này đang lâm vào suy thoái do sự sụt giảm xuất khẩu vào thị trường Mỹ sau sự kiện 11-9. Các nước khác như Singapore, Malaysia cũng đã phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của mình cho phù hợp với tình hình có nhiều thay đổi sau thời điểm nói trên. Nhận xét về nền kinh tế Đông Á, ông Shighemitsu Sugisaki, Giám đốc IMF, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Đông Á vào tháng 10 rằng, ngoại trừ Trung Quốc, năm nay tăng trưởng của khu vực này chỉ ở vào khoảng 1% - 2% so với 6,5% vào năm 2000.

Đừng khóc, Argentina! - Tại châu Mỹ, sự sụp đổ của nền kinh tế Argentina ngay trước thềm Giáng sinh năm nay cũng đã tô đậm thêm mảng tối của nền kinh tế thế giới. Từ một nền kinh tế lớn thứ ba châu Mỹ, đất nước này đã phải tuyên bố hoãn trả món nợ khổng lồ 132 tỉ USD, được xem như là một vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử. Sự nghèo đói, nạn thất nghiệp tăng cao đã dẫn đến các cuộc biểu tình, cướp phá đẫm máu trong suốt tuần lễ trước Giáng sinh và khiến chính phủ De la Rua sụp đổ và chính phủ mới của ông Rodriguez Saa đang phải tất tả với kế hoạch khôi phục kinh tế mà triển vọng thành công là mờ mịt. Nền kinh tế của Venezuela cũng đang có những rủi ro tiềm ẩn do giới doanh nghiệp nước này phản đối những chính sách kinh tế, đất đai của chính phủ đụng chạm đến quyền lợi của khu vực kinh tế tư nhân.

Ở châu Âu, các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp, Ý đạt được tốc độ tăng trưởng đáng thất vọng trong vòng một thập kỷ qua. Theo OECD, kinh tế EU được dự đoán đạt mức tăng trưởng 0,7% trong năm nay. Nhiều nước châu Âu cũng không tránh khỏi tình trạng suy thoái đồng loạt của thế giới.

Sẽ phục hồi nhanh? - Dù bức tranh kinh tế thế giới không mấy sáng sủa sau sự kiện 11-9, nhưng theo IMF, với thành công bước đầu của cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, giá dầu hạ và các chính sách khuyến khích của ngân hàng trung ương Mỹ, IMF cho rằng kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn mong đợi. Điều này cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, chủ nghĩa khủng bố bước đầu bị đẩy lùi đang giúp các chính phủ khôi phục lại lòng tin của dân chúng trong việc thực hiện các chính sách khôi phục kinh tế của mình. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, không thể có dự đoán chắc chắn về tăng trưởng kinh tế hiện nay, vì xung đột Trung Đông chưa lắng dịu trong khi nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân ở Nam Á vẫn còn lơ lửng. Ngoài ra, chi phí tăng thêm cho công tác chống khủng bố cũng đã và đang trở thành gánh nặng cho nhiều nền kinh tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo