xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế thế giới quay cuồng

Lộc Minh

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, kinh tế thế giới biến động trong lúc các đợt trừng phạt liên tiếp của phương Tây cô lập Nga, khiến đồng rúp cũng như các tài sản tài chính của quốc gia này sụp đổ.

Với nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào, Nga có vai trò quan trọng đối với phần còn lại của thế giới. Hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đến giờ vẫn chưa bị phương Tây nhắm trực tiếp.

Dù vậy, tính đến ngày 3-3, theo đài CNN, giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế đã tăng khoảng 20% kể từ khi xung đột vũ trang Nga - Ukraine nổ ra, lên gần 115 USD/thùng. Giá dầu Mỹ giao trong tương lai cũng tăng lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2008.

Tại châu Âu, giá bán buôn khí đốt tăng vọt lên mức kỷ lục vào ngày 2-3, cao gấp đôi so với giá ngày 25-2. Giá nhiên liệu leo thang chóng mặt có thể khiến chi phí đi lại và lạm phát gia tăng, cản trở đà tăng trưởng kinh tế và làm dấy lên nỗi lo về lạm phát kèm suy thoái.

Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine càng tăng sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang trong trạng thái mong manh vì đại dịch Covid-19. Nếu giao tranh Nga - Ukraine kéo sang năm 2023 và Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong 6 tháng để trả đũa lệnh trừng phạt bổ sung, tăng trưởng kinh tế thế giới năm sau có thể giảm 1,1 điểm phần trăm - theo Công ty Oxford Economics (Anh).

Kinh tế thế giới quay cuồng - Ảnh 1.

Nhân viên cập giá tại một trạm xăng dầu ở TP Newark – Mỹ hôm 3-3 Ảnh: REUTERS

Chuyên gia Tim Uy của Công ty Moody’s Analytics (Mỹ) ngày 3-3 khẳng định xung đột Nga - Ukraine cùng những bất ổn địa chính trị và kinh tế kéo theo đã thay thế Covid-19 để trở thành "mối đe dọa lớn nhất" đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhận định cuộc chiến ở Ukraine có thể khiến kinh tế thế giới "bốc hơi" 400 tỉ USD trong năm 2022, Cơ quan Tình báo kinh tế Anh (EIU) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay từ 3,9% còn 3,4%, trong đó châu Âu giảm từ 3,9% còn 2%.

Tại châu Á, thị trường chứng khoán ngày 4-3 chìm trong sắc đỏ giữa lúc giá dầu tiếp tục leo thang - theo Reuters. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) có thời điểm giảm 1,6% - mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 11-2020.

Các chỉ số chuẩn của Nhật Bản và Hồng Kông (Trung Quốc) có lúc giảm hơn 2,5% trong khi các chỉ số chuẩn của Trung Quốc, Úc và Hàn Quốc bốc hơi 0,07%-1,3%.

Theo Phó Chủ tịch Daniel Yergin của Công ty IHS Markit (Anh), xung đột Nga - Ukraine có thể khơi mào cho một cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập và cuộc cách mạng của Iran những năm 1970.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo