Tạp chí Foreign Policy, một ấn phẩm của Công ty The Washington Post (Mỹ), đã liệt kê 5 dấu hiệu cho thấy tình trạng bất ổn của Trung Quốc - nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Giã từ xe sang
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, thành phố này dự định bán 1.400 xe công, tương đương 80% lượng xe công hiện có, từ nay đến hết năm. 20% còn lại vẫn được giữ để phục vụ các cơ quan công an, cảnh sát, tòa án, trường học và bệnh viện. Chúng sẽ được gắn thiết bị GPS (hệ thống định vị toàn cầu) để ngăn ngừa cán bộ dùng xe công đi công việc riêng.
Nhà giàu chạy ra nước ngoài
Đáng chú ý là hiện tượng người giàu di cư ra nước ngoài. Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung Quốc và nguyệt san Hồ Nhuận chuyên lập danh sách tỉ phú Trung Quốc hồi cuối năm ngoái phát hiện hơn phân nửa “triệu phú gia” đã hoặc đang có ý định ra nước ngoài sinh sống và làm ăn.
Đặc biệt, hiện tượng quan chức nhà nước đưa vợ con và chuyển tiền ra nước ngoài ngày càng phổ biến. Theo nguồn tin Viện Kiểm sát Trung Quốc, trong 12 năm qua, đã có 18.487 quan chức bị bắt khi mưu toan chạy ra nước ngoài với tài sản phi pháp.
Mùa hè nóng bỏng
“Trứng rốc-két”
Giá thịt heo giảm mạnh nhưng giá trứng vọt nhanh như tên lửa là 2 sự kiện nói lên nhiều điều. Năm 2007, người dân Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày 1,7 triệu con heo. Năm 2011, giá thịt heo tăng 57%. Nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, giá heo hơi giảm rất mạnh, người chăn nuôi heo đứng trước nguy cơ sạt nghiệp khiến chính phủ tăng cường mua heo để bình ổn giá.
Giá trứng ngược lại hoàn toàn. Tốc độ tăng giá quá nhanh khiến người bán trứng đặt luôn cái tên “trứng rốc-két”. Đây là dấu hiệu người tiêu dùng trong nước mất niềm tin sau hàng loạt vụ xì-căng-đan thực phẩm độc hại. Họ bắt đầu ăn rau củ tự trồng, hạn chế ăn thịt và dùng nhiều trứng là thứ có vẻ như an toàn nhất.
Bất ổn xã hội
Có dấu hiệu suy thoái Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý I năm nay đạt 8,1%. Đối với nhiều nước phát triển và đang phát triển, đây là một con số của mơ ước. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không còn mạnh mẽ nữa. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng giảm mạnh. Lãi suất ngân hàng bị cắt giảm bất ngờ 2 lần trong tháng. Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 năm nay giảm 50%, chứng tỏ nhu cầu trong nước đang giảm với tốc độ chóng mặt. Đầu tư xây dựng cũng giảm mạnh. Các dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay và năm tới đều dè dặt. Thậm chí, một số chuyên gia nhận định rằng kinh tế Trung Quốc đang suy thoái. Tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt chỉ tiêu GDP cả năm 2012 là 7,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990. |
Kỳ tới: Đằng sau những con số “thần kỳ”
Bình luận (0)