xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế Trung Quốc đối mặt rủi ro mới

Hoàng Phương

Lĩnh vực bất động sản được xem là vấn đề lớn nhất trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lúc này

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm 15-8 bất ngờ hạ một lãi suất chính sách chủ chốt trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang đối mặt những rủi ro mới từ thị trường bất động sản chìm trong khủng hoảng và tiêu dùng suy yếu.

Theo trang Bloomberg, PBOC đã giảm lãi suất của cơ chế cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn 1 năm áp dụng đối với một số tổ chức tài chính từ 2,65% còn 2,5%. Đây là lần thứ hai PBOC hạ lãi suất điều hành này kể từ tháng 6 đến nay. 

Ngoài ra, mức giảm 0,15 điểm % cũng là nhiều nhất kể từ năm 2020. Theo một khảo sát của Reuters trong tuần này, có đến 20/26 chuyên gia được hỏi nhận định PBOC giữ nguyên lãi suất MLF.

Động thái trên diễn ra ngay trước khi Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố dữ liệu hoạt động kinh tế kém khả quan trong tháng 7. Cụ thể, doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều có mức tăng trưởng không như kỳ vọng của các nhà phân tích.

Báo cáo mới của NBS nhận định nhu cầu trong nước vẫn "chưa đủ" và "nền tảng cho sự phục hồi kinh tế vẫn cần được củng cố". Theo tuyên bố của cơ quan này, Trung Quốc cần "thúc đẩy điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô và tập trung vào mở rộng nhu cầu trong nước, cải thiện niềm tin và ngăn chặn rủi ro".

Kinh tế Trung Quốc đối mặt rủi ro mới - Ảnh 1.

Một dự án tòa nhà căn hộ của Công ty Country Garden ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hôm 11-8 Ảnh: Reuters

Một số chuyên gia cho rằng sản lượng công nghiệp có thể chịu ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng tại một số khu vực vào tháng rồi. Trong khi đó, đầu tư cố định của tư nhân trong 7 tháng đầu năm nay giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là dấu hiệu cho thấy niềm tin suy yếu.

Cũng theo NBS, tỉ lệ thất nghiệp tại thành thị tăng lên 5,3%, so với mức 5,2% của tháng 6. Đáng chú ý, báo cáo lần này không có dữ liệu về tỉ lệ thất nghiệp theo độ tuổi. Hồi tháng 6, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16-24 là 21,3%, một con số cao kỷ lục. 

Một phát ngôn viên của NBS cho biết cơ quan này ngưng cung cấp dữ liệu trên vì những thay đổi về kinh tế và xã hội, đồng thời đang đánh giá lại phương pháp thống kê của mình.

Trang Bloomberg nhận định động thái hạ lãi suất cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo ngại về triển vọng ngày càng xấu của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. 

Chưa hết, các vấn đề của kinh tế Trung Quốc cũng đang gây lo lắng trên thế giới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định sự giảm tốc của Trung Quốc là một "yếu tố rủi ro" đối với kinh tế Mỹ, dù các nền kinh tế láng giềng của Bắc Kinh sẽ bị tác động nhiều hơn.

Trung Quốc hiện đối mặt nhiều lời kêu gọi về tăng cường biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. 

Chuyên gia Carlos Casanova của Ngân hàng Union Bancaire Privee (Thụy Sĩ) dự báo bước đi tiếp theo của PBOC là giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một số chuyên gia còn nói đến khả năng PBOC giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) vào tuần tới.

Tuy nhiên, ông Larry Hu, chuyên gia tại Công ty Dịch vụ tài chính Macquarie, nhận định biện pháp giảm lãi suất là không đủ. Theo ông, vấn đề lớn nhất trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lúc này là lĩnh vực bất động sản với nỗi lo hàng đầu là sự sụt giảm về doanh số và niềm tin. 

Trong khi đó, ông Ting Lu, chuyên gia tại Công ty Nomura (Nhật Bản), tin rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải thực hiện thêm nhiều biện pháp để hạ nhiệt căng thẳng trong lĩnh vực này. 

Sau Evergrande là Country Garden?

Country Garden, nhà phát triển bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc, hôm 14-8 đã lỡ hạn thanh toán 2 lô trái phiếu, đồng thời cảnh báo về khoản lỗ nhiều tỉ USD, làm gia tăng nỗi lo về lĩnh vực đang gặp khủng hoảng này.

Từng được xem là công ty vững chắc về tài chính, Country Garden có nguy cơ vỡ nợ nếu tiếp tục không thể thanh toán tiền trái phiếu. Theo tính toán của Reuters, chỉ trong tháng 9 tới, Country Garden có thể cần phải trả đến 1,25 tỉ USD trái phiếu nội địa.

Cổ phiếu của Country Garden đã lao dốc mạnh hôm 14-8 sau những diễn biến nói trên. Trước đó, bà Yang Huiyan, Chủ tịch Country Garden, thừa nhận đang đối mặt với những khó khăn lớn nhất kể từ khi thành lập. Công ty này ước tính mắc nợ đến 159 tỉ USD vào cuối năm 2022. Tháng này, Country Garden dự báo về khoản lỗ ròng 6,2-7,6 tỉ USD trong nửa đầu năm 2023.

Lĩnh vực này đối mặt tình trạng doanh số sụt giảm, thanh khoản eo hẹp và hàng loạt nhà phát triển vỡ nợ kể từ cuối năm 2021. Tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ này là Tập đoàn Evergrande Group. Giờ đây, sự sụp đổ của Country Garden, nếu xảy ra, đe dọa dẫn tới hậu quả nặng nề cho hệ thống tài chính và nền kinh tế Trung Quốc.

Theo chuyên gia Kristy Hung của Bloomberg Intelligence, số dự án bất động sản của Country Garden nhiều gấp 4 lần so với Evergrande nên bất kỳ cuộc khủng hoảng nợ nào tại Country Garden cũng sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến thị trường nhà, đồng thời làm giảm niềm tin của người mua nhà.

Anh Thư

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo