xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

KỶ NGUYÊN CHIẾN TRANH ROBOT (*): Nga phát triển robot chiến sĩ

NGÔ SINH

Quân đội Nga đang lập chương trình robot chiến đấu, nằm trong kế hoạch xây dựng lực lượng kéo dài đến tận năm 2020, dự trù tiêu tốn 20.000 tỉ rúp

Tháng 10 vừa qua, Nga đã thử nghiệm thành công tổ hợp được lập trình sẵn “Unikum” vào mục đích điều khiển một nhóm robot. Đây là hệ thống trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới về điều khiển các robot chiến đấu.

Thay thế binh sĩ bằng robot

Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng quốc phòng thống nhất Sergei Skokov cho biết tổ hợp “Unikum” sẽ điều khiển các robot bằng các tính năng trí tuệ, giúp chúng xử lý các nhiệm vụ hòa bình cũng như chiến đấu, hoạt động riêng rẽ hoặc trong đội nhóm, hoàn toàn không có sự tham gia của con người. Hãng tin RIA Novosti cho biết việc điều khiển trên có thể được thực hiện cùng một lúc đối với khoảng 10 hệ thống robot trên biển, trên đất liền và trên không trung. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh các tổ hợp được robot hóa này có thể tự phân chia vai trò trong một nhóm và chọn ra “vị chỉ huy” trong hàng ngũ robot, thay thế những robot bị đưa khỏi đội ngũ, chiếm giữ những vị trí có lợi, thực hiện công tác tìm kiếm mục tiêu và đánh bại các mục tiêu ở chế độ tự động.

Robot sát thủ của Nga có thể khắc phục mọi trở ngại vào cuối năm 2015 Ảnh: KREMLIN
Robot sát thủ của Nga có thể khắc phục mọi trở ngại vào cuối năm 2015 Ảnh: KREMLIN

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã quyết định thay thế các binh sĩ bằng robot. Ngoài khả năng sử dụng robot chiến đấu, quân đội Nga có kế hoạch mở rộng việc sử dụng robot cho công việc dọn bom mìn và đối phó các tình huống khẩn cấp. Theo ước tính sơ bộ, việc thực hiện công nghệ mới này để thu dọn bom đạn và động thái robot hóa hầu hết các hoạt động quân sự đe dọa đến tính mạng con người không chỉ cứu sinh mạng của các binh sĩ mà còn tiết kiệm được 75 tỉ rúp trong giai đoạn 2012-2014.

Nga đã đổ những nguồn lực đáng kể trong chương trình vũ khí giai đoạn 2016-2025 vào việc phát triển các hệ thống robot. Bộ Quốc phòng nước này khẳng định đến năm 2025, công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang Nga bao gồm toàn các khí tài robot dự kiến sẽ chiếm 30%. Moscow cũng có kế hoạch sản xuất đại trà các robot chiến sĩ trong vòng 5 năm tới. Tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế “Army-2015” gần đây, Trung tâm Kỹ thuật robot thuộc Bộ Quốc phòng Nga đã giới thiệu kết quả những công trình nghiên cứu của mình và những robot thực hiện nhiệm vụ quân sự. Theo đó, những robot đầu tiên đã gia nhập các quân đoàn thuộc bộ binh cũng như nhảy dù và hải quân.

Robot sát thủ

Tháng 7 vừa qua, kênh RT đưa tin quân đội Nga đã giới thiệu robot chiến đấu Platform-M, được điều khiển từ xa, được trang bị súng tiểu liên Kalashnikov và 4 súng phóng lựu. Theo trang web Russia Beyond The Headlines, vào giữa tháng 6-2014, một số robot Platform-M đã lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Baltic bên cạnh lực lượng bộ binh Nga gần Kaliningrad, nơi các robot quân sự có nhiệm vụ tiêu diệt các tổ chức vũ trang bất hợp pháp trong điều kiện thành thị và tấn công các mục tiêu cố định cũng như di động. Sự xuất hiện robot trong các lực lượng vũ trang Nga là một hiện tượng mới. Trước đây, loại công nghệ này chỉ có thể được nhìn thấy tại các cuộc triển lãm.

Được mệnh danh là robot sát thủ, Platform-M được trang bị các thiết bị phòng thủ và tấn công, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong đêm. Cơ chế nhắm mục tiêu của loại robot này hoạt động tự động mà không cần sự trợ giúp của con người. Nhiệm vụ cơ bản của Platform-M là thực hiện các sứ mệnh do thám và tuần tra cũng như canh gác địa điểm quân sự. Thế nhưng, Platform-M là robot chiến đấu phổ quát, còn được sử dụng để thu thập thông tin tình báo để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động nhằm hỗ trợ hỏa lực.

Nga cũng đang chế tạo loại robot chiến đấu URP-01G mạnh hơn và nặng hơn, có thể di chuyển với tốc độ 40 km/giờ và sẽ có thể hoạt động cách điểm điều khiển 16 km. “Hiện tại, Công ty Sistemprom (chuyên phát triển robot) đang chế tạo loại robot chiến đấu độc đáo được trang bị các loại súng họng lớn và súng phóng lựu” - một quan chức quốc phòng Nga tiết lộ.

Theo website wired.co.uk, robot sát thủ của Nga theo phong cách “kẻ hủy diệt”, có hình dạng giống con người, được đặt tên “Avatar”, sẽ có thể chạy được, học được cách điều khiển các thiết bị kỹ thuật khác nhau và có thể khắc phục mọi trở ngại vào cuối năm 2015 này, kể cả lên xuống cầu thang. Thực ra, theo hãng tin Tass, sản phẩm này thoạt đầu được chế tạo riêng cho Bộ Các tình huống khẩn cấp nhằm các mục đích cứu nạn. Thế nhưng, do đa số thành phần của nó có thể được sử dụng vào những mục đích quân sự, loại robot trên đang được phát triển theo chương trình robot chiến đấu, nằm trong kế hoạch xây dựng lực lượng kéo dài đến tận năm 2020. Ông Andrei Grigoryev, Giám đốc Quỹ Các dự án nghiên cứu tiên tiến, nói với hãng tin RIA Novosti rằng robot trên được chế tạo nhằm hoạt động trong những điều kiện cực kỳ nguy hiểm, con người sẽ điều khiển nó từ xa, ở một vị trí an toàn. Quỹ này cũng phát triển dự án cho phép con người và robot thực hiện những cuộc giao tiếp giữa bộ não với nhau hiệu quả đến mức người vận hành có thể kiểm soát giao diện chỉ sử dụng ý nghĩ.

Chương trình nêu trên - dự trù tiêu tốn 20.000 tỉ rúp - cũng nhằm chế tạo loại áo “bộ xương ngoài” dành cho binh sĩ, cho họ có sức mạnh của siêu nhân. Nga còn có tham vọng chế tạo loại xe tăng mới có tên gọi UralVagonZavod mà các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ trở thành mẫu xe tăng tự động giống như máy bay không người lái.

Tuy nhiên, theo báo The Diplomat (Nhật), nhìn chung, Nga chậm hơn Mỹ và các nước Tây Âu khoảng 20 năm trong việc phát triển những hệ thống robot chiến đấu.

 

Trang bị cả kho vũ khí

Nga đã đưa robot chiến sĩ đa năng MRK-27 BT vào sử dụng từ năm 2009. MRK-27 BT được chế tạo để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong các tình huống có nguy cơ xảy ra thương vong cao và trông tương tự như robot Swords của Mỹ. MRK-27 BT được trang bị cả kho vũ khí, gồm: 1 súng máy Pecheneg, 2 súng phóng lựu RShG-2, 2 súng phun lửa Shmel và 6 quả lựu đạn khói. Robot chiến sĩ bọc thép nặng khoảng 200 kg này được điều khiển bằng vô tuyến và được vận hành ở khoảng cách 1 km; có thể chịu đựng được lượng chất nổ tương đương 800 g TNT. Trong tương lai, MRK-27 BT sẽ được lắp đặt thiết bị định vị toàn cầu.

Kỳ tới: Mối quan ngại toàn cầu 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo