xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động “chui” ở Hàn Quốc

GIA HÒA

Công nhân nhập cư ở Hàn Quốc phần lớn đến từ các nước thuộc Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có không ít người được hứa hẹn công việc có tiền lương cao nhưng sự thực lại hoàn toàn khác

Trên thực tế, lao động “chui” ở Hàn Quốc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ và không có được sự công nhận về mặt pháp lý. Theo kết quả khảo sát năm 2008 do Tổ chức Ân xá Thế giới hơn 50% lao động nhập cư tại nước này thừa nhận tiền lương, giờ làm việc, nơi ăn chốn ở, ngày nghỉ hoàn toàn khác với những gì người sử dụng lao động hứa lúc đầu.

Thiệt thòi đủ đường

Đối với Luis, một lao động “chui” người Philippines, chi phí chạy thận là một điều đau đầu. Bởi vì ông làm việc trong tình trạng không visa, không có bảo hiểm y tế nên phải tự lo tiền chạy chữa. “Tôi phải tự mình trả cho mọi chi phí của việc chữa bệnh. Thiết nghĩ mọi lao động nước ngoài dù không có thị thực đi nữa cũng nên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế” - ông Luis nói.
img
Đợt kiểm tra sức  khỏe cho lao động nhập cư ở Seoul hồi tháng 8. Ảnh: YONHAP

Sau khi đến Hàn Quốc, ban đầu, ông làm việc hợp pháp tại nhà máy đóng tàu theo hệ thống cấp phép việc làm (EPS). Nhưng sau 4 tháng làm việc với mức lương cơ bản hằng tháng là 800.000 won, chỗ ở tệ hại và thiết bị an toàn không bảo đảm, Luis quyết định chuyển sang làm việc “chui” ở một công ty dệt may. Nếu muốn tiếp tục công việc hợp pháp, ông phải quay trở lại Philippines xin phép tái xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc để tiếp tục làm việc theo đúng luật định. Theo EPS, sẽ mất hàng năm trời sau khi đậu kỳ thi tiếng Hàn để có tên trong danh sách lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc cho biết với 166.518 người nhập cư bất hợp pháp tại nước này thống kê được hồi tháng 6, trường hợp của Luis chỉ là bề nổi của tảng băng trôi.

Bà Kim Mi-yeon, thuộc Trung tâm Lao động nhập cư Seoul, cho biết: “Đối với công nhân nhập cư mang thai, họ là những người dễ bị tổn thương và có nguy cơ bị sa thải. Mất việc làm hợp pháp sẽ dẫn đến việc mất quyền nhận được bảo hiểm y tế”. Bà Kim nói: “Chủ sở hữu lao động không thích phụ nữ mang thai, vì vậy khi bị sa thải, họ trở thành lao động bất hợp pháp ở đây”.

Cần giải pháp hỗ trợ

Báo The Korea Herald dẫn ví dụ về cặp vợ chồng người Việt không giấy tờ phải nhờ đến Đại sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc đưa con về nước. Với điều kiện bảo hiểm y tế không đầy đủ, cặp vợ chồng này cảm thấy không thể chăm sóc tốt con cái. Gửi con về cho cha mẹ ở quê nhà là giải pháp tốt hơn cả.

Để giảm thiểu chi phí y tế cho người nhập cư không được bảo hiểm y tế, bà Kim đã làm việc với khoảng 50 bệnh viện ở Seoul. “Các bác sĩ đồng ý hỗ trợ lao động nhập cư bằng cách giảm khoảng 30%-40% chi phí điều trị. Nếu người lao động nhập cư bất hợp pháp không chạy chữa ngay từ ban đầu vì lo ngại tiền thuốc men, dần dà bệnh nặng hơn, điều trị sẽ khó khăn và tất nhiên là tốn nhiều tiền hơn. Họ làm việc hơn 20 giờ/ngày trong điều kiện lao động nghèo nàn nên rất cần được kiểm tra sức khỏe” - bà Kim nói.

Cũng theo bà Kim, gia hạn thị thực cho công nhân mang thai, kiểm tra y tế miễn phí trong vòng một năm cho những lao động trái phép là hai giải pháp thiết thực và quan trọng mà Chính phủ Hàn Quốc nên thực hiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo