xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nhập cư ở Nga: Ai hưởng lợi ?

NGÔ SINH

Cả nhà chức trách lẫn người dân đều có thể thủ lợi trên lao động nhập cư, trong khi người sử dụng lao động chỉ phải trả cho họ mức lương thấp

Hạn ngạch điều chỉnh số lượng lao động nước ngoài ở Nga đang giảm đi. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến con số lao động nhập cư thực tế ở nước này. Vấn đề không phải là ở các biện pháp hạn chế mà đó là do lao động của người nhập cư có lợi cho quá nhiều người. 

Thu hút lao động nước ngoài

 

Giám đốc Sở Lao động và Việc làm Moscow Oleg Neterebsky cho biết trong năm 2011 có đến 200.000 người nước ngoài đến Moscow làm việc theo hạn ngạch. Ông cho biết: Năm 2010, hạn ngạch là 250.000 người, ít hơn năm trước 142.000 người. Trong số đó, đã có 150.000 người được cấp giấy phép làm việc.
 
 img
Lao động nhập cư ở Moscow
 
Khi quyết định giảm hạn ngạch, chính quyền thủ đô nước Nga hy vọng giảm số lao động nước ngoài và giảm tình trạng chuyển đổi sang quốc tịch Nga. Bên cạnh đó, hạn ngạch lao động nhập cư được mời cũng giảm xuống trên cả nước: Năm 2009, con số đó là 2 triệu người, còn năm 2010 chỉ còn 1,25 triệu người.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, việc giảm hạn ngạch lao động nước ngoài hợp pháp không thể làm giảm con số lao động nhập cư. Theo đánh giá của các chuyên gia, ở Moscow hiện có ít nhất 2 triệu lao động có hộ chiếu nước ngoài.
 
Đa số họ đến từ các nước thuộc Liên Xô trước đây. 3/4 lao động nhập cư làm việc bất hợp pháp, có nghĩa là họ không đăng ký hoặc không được phép làm việc. Nói chung, lao động nhập cư ở Nga có thể đạt tới con số 15 triệu người.

 

Lao động nhập cư không phải là hiện tượng mới ở Nga. Thời Liên Xô, nó cũng đã tồn tại. Những người đến làm việc ở những khu vực khác được gọi là người bị hạn chế.
 
Trên cơ sở thỏa ước lao động, những người này được cấp giấy đăng ký cư trú tạm thời, thường là ở nhà tập thể. Trong vòng 5 năm, những người này không được thay đổi việc làm nhưng sau thời hạn đó, họ có thể mua nhà ở và đăng ký cư trú thường xuyên ở Moscow.

 

Người không có giấy đăng ký cư trú không chỉ không thể tìm được việc làm mà còn không được khám chữa bệnh ở bệnh viện hoặc cho con đi nhà trẻ. Thực ra, khi ấy, lao động nhập cư ít hơn bây giờ nhiều. Chẳng hạn, số người bị hạn chế đó ở Moscow vào những năm 1970-1980 chỉ tăng khoảng 50.000-100.000 người mỗi năm.
 

 img

Kiểm tra giấy tờ người nhập cư. Ảnh: RIA NOVOSTI 
 
Sau khi Liên Xô sụp đổ, tình hình kinh tế ở Nga tốt hơn so với đa số nước cộng hòa hậu Xô viết. Và thế là nhiều công dân các nước này đến Nga làm việc. Tình trạng tăng số lao động nhập cư một cách thường xuyên có nhiều căn nguyên về kinh tế, địa chính trị và dân số.
 
Khi ấy, người ta lan truyền lời đồn đại rằng người Nga chỉ lo uống rượu, không muốn và không biết làm việc… Đồng thời, có người còn cho rằng nước Nga không thể phát triển thêm nữa nếu không nhập khẩu lực lượng lao động nước ngoài.

 

Những mối lợi trước mắt

 

Những đơn vị sử dụng lao động mời gọi lao động nhập cư có thể trả lương cho họ ít hơn nhiều so với những người có hộ chiếu Nga. Có thể có một số người nước ngoài có thu nhập cao hơn mức thu nhập tối thiểu đối với khu vực Moscow. Thế nhưng, đối với những người từ nơi khác đến Moscow còn phải thuê nhà, số tiền đó không đủ để sống ở đây.
 
Do những người nước ngoài đồng ý làm việc với mức lương thấp như vậy, người dân Moscow - chẳng hạn như công nhân, thợ xây dựng – buộc phải hạ thấp đòi hỏi của mình hoặc thay đổi lĩnh vực làm việc.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức lương của những cư dân Moscow có chuyên môn xây dựng cao hơn lao động nhập cư ít nhất 50%. Hậu quả là việc thay thế công nhân Nga có trình độ cao bằng lao động nước ngoài có thể làm giảm giá trị thị trường lao động nội địa.

 

Thậm chí người dân địa phương không được thuê làm công việc của người làm vườn. Đó là chuyện hoàn toàn thực tế: Hầu hết người làm vườn ở Moscow đều là dân nhập cư từ Trung Á. Nguyên nhân thật đơn giản: Có thể trả lương cho họ thấp hơn nhiều lần so với số tiền phải trả cho người Moscow.
 
Chẳng hạn như các lao động đến từ Kyrgyzstan làm công việc thu dọn vệ sinh có mức lương thấp hơn 2 lần so với cư dân Moscow. Thêm vào đó, họ cũng không đòi hỏi chi phí khám chữa bệnh, tiền nghỉ phép cũng như trợ cấp xã hội.

 

Ngoài ra, dân lao động nhập cư sẵn sàng thỏa hiệp với tình trạng ăn hối lộ đang góp phần làm cho tệ nạn tham nhũng ở Nga tăng lên. Đối với cảnh sát, người nhập cư – đặc biệt là nhập cư bất hợp pháp - cũng là nguồn lợi của cá nhân họ.
 
Kiểm tra giấy tờ là một công việc “làm ăn” công khai. Phóng viên hãng tin RIA Novosti (Nga) kể: Một ngày nọ, tại hai lối vào nhà ga xe điện ngầm Shelkovskaya lúc 6 giờ, những người mặc cảnh phục chặn những người nhập cư lại. Việc hối lộ xảy ra tại chỗ và rất nhanh (tờ giấy bạc được kẹp vào trong hộ chiếu). Sau đó, người nhập cư thản nhiên đi

tìm việc.

 

Thêm vào đó, nhiều dân thường ở Moscow cũng thủ lợi trên người nhập cư khi cho thuê căn hộ. Nếu người thuê không có hộ chiếu Nga, tiền thuê nhà sẽ cao hơn so với trường hợp người thuê là người Nga.

 

Hãng tin RIA Novosti kết luận: Cả nhà chức trách lẫn người dân đều có lợi trong việc thu hút lao động nhập cư. Điều đó có nghĩa là người ta sẽ tìm ra những chứng cứ để giải thích lý do vì sao nước Nga thậm chí rất cần lao động nhập cư trình độ thấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo