“Vụ đánh bom mỏ dầu Al-Sarir ở phía Đông Nam Libya đã khiến 3 người thiệt mạng, nhiều người làm việc trong khu vực này bị thương, đường ống dẫn dầu từ Al-Sarir đến cảng Tobruk ở Địa Trung Hải thuộc sự chiếm giữ của quân nổi dậy Libya bị hư hỏng nặng” - ông Kaim cho hay.
Một binh lính thuộc quân nổi dậy tại khu vực gần Brega. Ảnh: AFP
Al-Sarir chiếm tới 80% trữ lượng dầu mỏ Libya. Ngoài ra, ông Kaim cho biết đường ống dẫn nối từ giếng dầu này đến cảng Hariga ở Địa Trung Hải cũng bị phá hủy.
Bộ Quốc phòng Anh cũng như NATO - tổ chức tham gia điều phối các cuộc không kích tại Libya - chưa đưa ra lời bình luận nào về sự việc trên.
Trước đó vài giờ, phe nổi dậy của Libya cho biết lực lượng của ông Gaddafi đã tấn công một giếng dầu ở Ojla, phía nam thành phố Ajdabiya khiến hoạt động xuất khẩu dầu của phe nổi dậy phải tạm dừng. Đây được coi là hành động nhằm ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu để duy trì nguồn tài chính phục vụ phong trào nổi dậy.
Sơ đồ các giếng dầu và đường ống dẫn dầu của Libya. Nguồn: Reuters
Một tàu chở dầu hôm 6-4 chở lô dầu rời cảng Tobruk đánh dấu lần đầu tiên phe nổi dậy Libya kiếm tiền được từ trữ lượng dầu tại khu vực mà họ kiểm soát kể từ khi Hội đồng dân tộc chuyển tiếp của lực lượng này được một số quốc gia công nhận.
Với sự giúp đỡ của Qatar, quân nổi dậy Libya đã khởi động hoạt động xuất khẩu dầu mỏ trị giá 100 triệu USD, trở thành nguồn cung cấp tài chính quan trọng để họ mua vũ khí.
Cùng ngày, tướng chỉ huy quân nổi dậy LibyaAbdul Fattah Younis lên tiếng chỉ trích NATO "không can thiệp" vào tình hình giao tranh ở Misrata mặc cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu liên quân bảo vệ dân thường Libya. Ông nói gay gắt: "Nếu NATO chờ thêm một tuần nữa thì sẽ chẳng còn Misrata nữa”.
Phe nổi dậy trên đường đến Misrata để tiếp tục chiến đấu
Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi lực lượng của ông Gaddafi và phe nổi dậy chấm dứt giao tranh “tạm thời” tại Misrata để người dân có thể thoát khỏi khu vực và cho phép LHQ cứu trợ nhân đạo tại đây.
Theo các nhân chứng, xe tăng của ông Gaddafi đã nã pháo liên hồi vào nhà dân Misrata. Nhưng NATO buộc phải cân nhắc về quyết định tấn công tiếp sau hai đòn không kích vào thành phố trên.
Nguyên nhân do quân của ông Gaddafi đã đánh giá tình hình rất nhanh và tìm cách đến sát các khu vực có người dân trú ngụ nên NATO lo dân thường bị "tên bay đạn lạc".
Bình luận (0)