Dưới sự chủ trì của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 12-2010, cuộc họp đã thông qua ba nghị quyết bãi bỏ các biện pháp trừng phạt áp đặt năm 1991, chấm dứt chương trình "Đổi dầu lấy lương thực", và gia hạn thêm 6 tháng giám sát đối với hàng trăm triệu USD trong Quỹ Phát triển Iraq (DFI) được Liên hiệp quốc lập ra sau cuộc chiến tại Kuwait năm 2003 để xử lý các nguồn thu về dầu mỏ và các nguồn thu khác.
Iraq đã bị trừng phạt khắc nghiệt từ năm 1991
Kể từ năm 1991, Iraq trở thành mục tiêu của lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất trong lịch sử Liên hiệp quốc với các biện pháp cấm vận gần như hoàn toàn về buôn bán và tài chính do lo ngại nước này phát triển vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học.
Trong khi đó, chương trình “Đổi dầu lấy lương thực" được áp đặt để buộc Iraq sử dụng hàng tỉ USD xuất khẩu dầu mua lương thực và thuốc chữa bệnh trong thời gian 1996-2003.
Chương trình "Đổi dầu lấy lương thực" sẽ kết thúc
Các nhà ngoại giao ở Liên hiệp quốc nhấn mạnh đã đến lúc cộng đồng quốc tế thừa nhận những tiến bộ ở Iraq hiện nay và từng bước tái lập hoàn toàn chủ quyền của Iraq.
Bình luận (0)