icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liều mình vì Guinness

Gia Hòa

Nhiều người tìm đủ cách để lập kỷ lục thế giới vì muốn được lưu danh muôn thuở hoặc chỉ để chứng tỏ khả năng của mình

img
Cô Susanne Eman hướng đến mục tiêu đạt trọng lượng 725 kg. Ảnh: Telegraph
Sách kỷ lục thế giới Guinness,  được xuất bản ở Anh, không hướng đến tôn vinh những người cố làm những việc có kết quả tiêu cực mà chỉ đơn giản là quyển sách ghi chép lại tất cả mọi thứ cả tốt lẫn xấu cùng hiện hữu trên đời.

Vượt qua giới hạn

Một số người cho rằng được ghi tên mình trong sách kỷ lục Guinness chính là cơ hội trở nên bất tử. Như Susanne Eman, 32 tuổi, một bà mẹ hai con ở bang Arizona - Mỹ, đang phấn đấu để trở thành người phụ nữ béo nhất thế giới, bất chấp bác sĩ cảnh báo cô đang đánh bạc với cuộc sống.
Hiện tại, sách kỷ lục Guinness công nhận Pauline Potter, 48 tuổi, đến từ bang California, là người phụ nữ nặng ký nhất thế giới với gần 292 kg.
Cô Susanne Eman hiện nặng 331 kg và theo hãng tin Barcroft Media của Anh, nếu đều đặn nạp 22.000 calo, cô sẽ đạt mục tiêu 725 kg ở độ tuổi 41 hoặc 42.
Với nhiều nhà quan sát, việc cô phấn đấu có tên trong sách kỷ lục Guinness có thể nguy hại đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng do trọng lượng quá lớn. Tuy nhiên, cô Eman cho biết: “Tôi muốn thử xem liệu con người có thể nặng đến một tấn hay không”.

Susanne Eman không phải là người đầu tiên đem mạng sống của mình ra để được ghi tên trong sách kỷ lục Guinness. Chẳng hạn như tay đua xe hơi Marshall Teague đã thiệt mạng khi cố gắng lập kỷ lục về tốc độ năm 1959 hoặc thợ lặn tự do Audrey Mestre mãi mãi không tỉnh dậy sau khi chạm đến độ sâu 171 m dưới đáy biển năm 2002. Tất cả họ đều đã đánh bạc cả mạng sống chỉ để lập nên kỷ lục thế giới.

Điều gì thúc đẩy họ bán mạng vì một tấm giấy chứng nhận hay tên tuổi được lưu lại trong một quyển sách? Tiến sĩ tâm lý học Nancy Irwin có văn phòng tại thành phố Los Angeles - Mỹ lập luận rằng những người theo đuổi một kỷ lục nào đó hầu mong khỏa lấp những thiếu hụt trong cuộc sống.
Đề cập trường hợp của Eman, bà Irwin nói với báo điện tử Huffington Post (Mỹ): “Thiết nghĩ, cô ấy liều mình vì muốn thu hút sự chú ý và muốn được nổi bật. Và cũng có thể hàm chứa trong đó cả sự tự căm giận chính mình, nhất là khi đã từng nếm trải thất bại”.
Theo bà Irwin, sự đồng cảm chính là chìa khóa để hiểu được nỗ lực của Eman. “Chúng ta phải hiểu rằng đằng sau mọi hành động đều có một ý định tốt đẹp, thậm chí nó dẫn đến kết quả tiêu cực đi chăng nữa”.

Khổ luyện

Một số kỷ lục Guinness trông có vẻ liều mạng trong mắt người khác nhưng các tác giả của chúng không nghĩ vậy. Grete Eliassen đã lập kỷ lục về việc nhảy lên không trung cao nhất bằng ván trượt hồi tháng 4-2010.
Kỷ lục cô đạt được không phải là việc cô làm được mỗi ngày mà là kết quả cô đạt được sau nhiều năm chăm chỉ luyện tập việc mình yêu thích. “Theo tôi, lập kỷ lục chính là tìm kiếm sở trường và thực hiện để chứng tỏ phụ nữ không thua nam giới” .

Ashrita Furman, người giữ nhiều kỷ lục Guinness nhất trên thế giới, khẳng định lòng tự tin sẽ giúp làm nên những kỷ lục. Ông chia sẻ: “Thành thật mà nói những kỷ lục tôi đạt được không hề đe dọa đến mạng sống của mình. Dĩ nhiên, một số trường hợp có vẻ ngốc nghếch như tung hứng với cá mập hay nhảy chung với hổ. Nếu bạn tin tưởng vào khả năng của mình, cảm thấy có thể nắm giữ vận mệnh thì những mục tiêu phấn đấu không là mối nguy hiểm. Tôi thích cảm giác vượt qua những hạn chế, trở thành người thắng cuộc và muốn truyền “ngọn lửa” đó cho mọi người”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo