xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lợi ích chung, tham vọng riêng

Đỗ Chuyên

Một tiêu điểm lớn quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra giữa tháng này tại Honolulu, bang Hawaii (Mỹ) là thúc đẩy hiện thực hóa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là hòn đá tảng đặt nền móng vững chắc cho khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC là cuộc họp cấp cao TPP lần thứ hai tiếp theo cuộc họp đầu tiên tại Nhật Bản hồi tháng 11-2010, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo 9 nước thành viên gồm Úc, Brunei, Chile, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Cuộc họp đã thông qua tuyên bố khẳng định đàm phán đã đạt thỏa thuận về khung tổng thể của TPP.

Từ 4 thành viên sáng lập là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, đến nay TPP đã có 9 thành viên (trong đó Việt Nam tham gia năm 2008), được coi là hiệp định có thể mở đường cho một khu vực thương mại tự do duy nhất nối hai bờ Thái Bình Dương. Sự hình thành TPP là một tiến trình hội nhập thương mại kinh tế tham vọng nhất trong lịch sử khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 9 nền kinh tế năng động thuộc 3 châu lục, chiếm 2,5% sản lượng kinh tế thế giới, GDP đạt 16.000 tỉ USD và một thị trường 472 triệu dân.

Kể từ tháng 3- 2010 đến nay, 9 nước tham gia TPP đã tiến hành 9 vòng đàm phán về một thỏa thuận khung của hiệp định và vòng đàm phán tại Honolulu vừa qua đã nhất trí hoàn thành soạn thảo hiệp định chính thức vào tháng 7-2012. Triển vọng một khu vực thương mại tự do, mọi hàng rào thuế quan bị xóa bỏ và tự do hóa trao đổi dịch vụ và đầu tư sẽ sớm được thực hiện.

Có nhiều lý do khiến một số nước trong khu vực quan tâm tới TPP. Thứ nhất, liên quan đến cuộc đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về tự do thương mại toàn cầu bị bế tắc, nếu một TPP thành công sẽ tạo hy vọng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng sau khủng hoảng. Thứ hai, kinh tế thế giới đang phục hồi chậm chạp, trong khi các nền kinh tế mới nổi ở châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành đầu tàu thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Thứ ba, trong khu vực châu Á đã có các Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc (TQ) – ASEAN và sắp hình thành khu vực mậu dịch Đông Á giữa TQ – Nhật Bản – Hàn Quốc.

Một tín hiệu lạc quan là Nhật Bản và Canada đã chấp nhận tham gia đàm phán TPP. Nếu có thêm hai nước này tham gia, TPP sẽ là khu vực kinh tế thương mại lớn nhất thế giới với 800 triệu dân, chiếm 40% GDP toàn cầu, hơn hẳn tỉ lệ 26% của Liên hiệp châu Âu (EU).

Điều đáng quan tâm là TQ chưa mặn mà với TPP vì nhiều lý do đối nội và đối ngoại, đặc biệt là sự cạnh tranh với Mỹ về những vấn đề toàn cầu, nhất là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Báo chí TQ chỉ trích Mỹ có ý đồ “lợi dụng TPP để thực hiện tham vọng kiểm soát kinh tế và chính trị toàn khu vực”. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Bắc Kinh viết: “Việc mở rộng TPP nhằm phục vụ tối đa lợi ích của Washington, tăng cường xuất khẩu và chinh phục châu Á giàu có về kinh tế và năng động về chính trị”.

Phản ánh quan điểm của Mỹ, giáo sư Bernard Gordon, Trường Đại học New Hampshire, viết trên tạp chí Mỹ Foreign Afairs: “Mối quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và các nền kinh tế nhỏ khác là một giải pháp lành mạnh hướng tới sự cân bằng quyền lực có thể khiến TQ không hài lòng?”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo