xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lựa chọn khó khăn của ông Tập Cận Bình

P.Võ (The Wall Street Journal)

(NLĐO) - Làn sóng biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng trước lựa chọn khó khăn: nhượng bộ hoặc tăng cường trấn áp. Tuy nhiên, bất kỳ lựa chọn nào cũng gây rắc rối cho Bắc Kinh, cũng như vị thế chính trị của ông Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình cho đến giờ vẫn chưa đưa ra phát biểu công khai nào về làn sóng biểu tình hiện nay ở Hồng Kông. Thay vào đó, các quan chức cấp dưới gọi cuộc biểu tình là hành động trái phép và cảnh báo các nước bên ngoài không can thiệp vào vấn đề nội bộ này của Trung Quốc.

Tuyên bố trên cho thấy Bắc Kinh luôn lo ngại rằng việc không đối phó hiệu quả bất kỳ cuộc biểu tình nào tại một phần lãnh thổ nước này sẽ khuyến khích những động thái tương tự tại những nơi khác.

 

Người biểu tình phong tỏa một con đường gần trụ sở chính quyền Hồng Kông hôm 30-9. Ảnh: Reuters

Người biểu tình phong tỏa một con đường gần trụ sở chính quyền Hồng Kông hôm 30-9. Ảnh: Reuters

 

 

Giờ là lúc ông Tập đối mặt những lựa chọn không dễ dàng. Nếu chấp nhận điều chỉnh hệ thống bầu cử ở Hồng Kông theo đòi hỏi của người biểu tình, ông Tập có thể bị xem là yếu đuối. Tuy nhiên, nếu ông chủ trương giải tán đám đông biểu tình bằng vũ lực, không ít người lo ngại thảm kịch Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989 có thể tái hiện.

Trước mắt, nguy cơ về "một Thiên An Môn thứ 2" là không cao, nhất là khi chính quyền Hồng Kông đã cho rút lực lượng cảnh sát chống bạo động bị chỉ trích có hành động mạnh tay với người biểu tình. Dingding Chen, một giáo sư tại Trường ĐH Macau, nhận định: "Điều họ muốn tránh nhất lúc này là một cuộc xung đột đẫm máu".

Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy những dấu hiệu về khả năng thỏa hiệp liên quan đến tình hình Hồng Kông. Chẳng hạn như họ không ủng hộ Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh trong các tuyên bố công khai, cũng như bày tỏ mong muốn tìm kiếm những lối tư duy mới về chính sách tại thành phố này.

Bên cạnh đó, việc mạnh tay với người biểu tình ở Hồng Kông cũng không giúp ích gì cho Trung Quốc trong nỗ lực chiếm cảm tình của người Đài Loan, điều Bắc Kinh theo đuổi lâu nay. "Nếu Bắc Kinh có ý định tạo một hình ảnh đẹp trong lòng người dân Đài Loan thì những gì xảy ra ở Hồng Kông vào cuối tuần rồi không giúp ích gì cho họ" - Alex Huang, một giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Tamkang (Đài Loan) nhận định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo