icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mao và trận động đất ở Đường Sơn

Thượng Văn trích dịch

Từ sau buổi chiều 22-4-1976 biết tin về trận mưa thiên thạch lớn chưa từng có, chiều nào Mao Trạch Đông cũng đến đứng bên cửa sổ lặng lẽ nhìn không gian đang dần dần sẫm lại. Mỗi lần như thế ông đều nhìn rất lâu, tựa hồ như trong khoảng không hoàng hôn bao la thần bí kia có ai đó viết lên những dòng chữ mà chỉ có ông mới hiểu thấu...

Từ giữa tháng 7, Mao Trạch Đông rất khó ngủ. Từ nhiều năm về trước, gồm cả những năm tháng chiến tranh xa xôi, ngủ là một vấn đề khó khăn rất lớn của ông. Việc nhà, việc nước, việc thiên hạ cứ quấy nhiễu khiến ông lo nghĩ suốt đêm ngày, thuốc cứ châm điếu nọ tiếp điếu kia rồi đi đi lại lại trong phòng đến sáng hôm sau. Tình trạng này kéo dài đoạt hết cả tuổi tráng niên của ông. Sau này, để có thể ngủ được, Mao Chủ tịch phải áp dụng mọi biện pháp như đi bộ, đọc sách báo trước khi ngủ; uống thuốc an thần, các nhân viên y tế xoa bóp...

Mỗi ngày đều dùng thuốc ngủ

Đến khi qua tuổi 80, vấn đề ngủ càng trở nên khó khăn. Tiểu Mạnh từ khi đến nhận công tác chăm sóc sức khỏe cho Mao Trạch Đông, thường phát rầu về việc ngủ của ông. Làm sao để Mao Chủ tịch có một giấc ngủ ngon đã trở thành một nhiệm vụ nặng nề của Tiểu Mạnh. Bởi vì, nếu Mao Chủ tịch không ngủ được ngon thì sẽ kéo theo cả một hệ lụy liên hoàn: tính tình nóng nảy, ăn uống không ngon, bệnh tim phổi, hội chứng thần kinh sẽ trở nên nặng hơn.

Từ khi vào Trung Nam Hải, trong ký ức của Tiểu Mạnh là Mao Chủ tịch mỗi ngày đều phải uống thuốc ngủ. Mao Trạch Đông, Tiểu Mạnh và Tiểu Trương – một hộ lý khác - đều uống chung một loại thuốc ngủ hằng ngày. Có lúc Mao Trạch Đông thấy Tiểu Mạnh uống thuốc ngủ, bèn nói: “Thế nào, uống thuốc ngủ à, xem ra đúng là “gần mực thì đen”, đã bị tôi lây cho rồi”.

Suy nghĩ mông lung, bất giác Tiểu Mạnh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên, Tiểu Mạnh cảm thấy như có ai dùng sức giật rất mạnh chiếc ghế cô đang ngồi. Cô choàng tỉnh, lập tức đứng lên. Xảy ra chuyện gì vậy? Cô nghe tiếng vỡ nứt rào rào của những cánh cửa thủy tinh bị chấn động và thấy những tấm rèm cửa sổ đang rung động. Tiểu Mạnh hoảng hốt nhìn về phía giường Mao Trạch Đông thấy ông vẫn nằm yên như cũ, thần thái an nhiên như không có gì xảy ra.

Khoảng 4 giờ 59 phút chiều 28-7-1976, thư ký cận vệ Mao Chủ tịch là Trương Diệu Từ đến phòng khách, thông báo riêng với Tiểu Mạnh, Tiểu Lý: Vừa xảy ra động đất rất lớn ở Đường Sơn, Phong Nam thuộc địa khu Dực Đông, tỉnh Hà Bắc. Theo dự báo gần đây có thể sẽ còn dư chấn. Hiện tại nơi ở của Mao Chủ tịch không chắc chắn lắm, Trung ương quyết định phải đưa Chủ tịch sang phòng mới 202 cho an toàn.

Nguyên phòng ở của Mao Chủ tịch được xây lên từ hồ bơi riêng của ông từ những năm 1960. “Hồ bơi” đã trở thành tên gọi nơi ở của Mao Chủ tịch và ông ở đây đã mười mấy năm. Sau đó Trung ương cho xây phòng 202 và nhiều lần mời Mao Chủ tịch sang ở nhưng ông đều từ chối. Lần này, Tiểu Mạnh căn cứ ý kiến của Trương Diệu Từ, thưa với Mao Trạch Đông: “Chủ tịch, Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ đều đến nói là trận động đất này rất lớn, căn phòng đang ở này không vững chắc lắm, mong Chủ tịch sớm chuyển nơi ở”.

“Tình trạng động đất lần này thế nào? Có tin báo nhanh không?”. Tiểu Mạnh vội đọc bản tin trong Nhân dân nhật báo: “Vào lúc 3 giờ 42 phút, ngày 28-7-1976 đã xảy ra động đất rất lớn ở Đường Sơn, Phong Nam địa khu Dực Đông, Hà Bắc. Các thành phố Thiên Tân, Bắc Kinh cũng bị chấn động mạnh, theo xác định thì cường độ động đất lần này là 7,5 độ Richter (sau đó khảo sát lại là 7,8 độ – TG), vị trí tâm chấn ở 39,4 độ vĩ Bắc, 118,1 độ kinh Đông. Tình trạng tổn thất mỗi vùng khác nhau, chưa thống kê được”.

Ký văn kiện cuối cùng

Mao Trạch Đông nghe đọc xong ngồi thừ ra, sắc mặt đầy vẻ âu sầu. Đến lúc nhận được báo cáo chính thức của Thủ tướng Quốc vụ viện Hoa Quốc Phong về tình hình tổn thất, Mao Trạch Đông òa lên khóc. Ngay hôm ấy, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra lệnh khẩn cấp điều động nhân lực từ Bộ Quốc phòng, Y tế, Xây dựng... đến ngay Đường Sơn và các địa phương bị động đất để cứu nạn, cử Phó Thủ tướng Trần Vĩnh Quý làm trưởng đoàn cứu trợ-thăm hỏi của Trung ương.

img
Hố thiên thạch ở Cát Lâm

Kết quả thống kê cho thấy trận động đất này đã gây thiệt hại ở 14 tỉnh, thành, khu tự trị với chu vi 30.000 km2; làm chết hơn 242.000 người, 164.000 người bị thương nặng, sập đổ hơn 5,3 triệu căn nhà, tổn thất kinh tế trực tiếp là 5,4 tỉ nhân dân tệ. Ngày 3-8-1976, Hoa Quốc Phong viết một lá thư tay thỉnh thị ý kiến Mao Trạch Đông:

“Chủ tịch,

Căn cứ phân tích của Cục Địa chất, gần đây địa khu Bắc Kinh không có hiện tượng báo trước sẽ có động đất cấp 6 trở lên, tôi dự định ngày mai đi Đường Sơn, Khai Loan, Thiên Tân hai ba hôm để xem xét tình hình cứu trợ, phòng chống động đất, tham gia hoạt động thăm hỏi, an ủi nhân dân. Liệu có được hay không, xin Chủ tịch cho chỉ thị”.

Hoa Quốc Phong, ngày 3-8-1976

Mao Trạch Đông phê duyệt ngay và cử Hoa Quốc Phong làm đoàn trưởng tổng đoàn thăm hỏi Trung ương. Tiếp đó, ngày 18-8, Mao Chủ tịch phê duyệt bản thảo “Thông báo về việc cứu trợ, phòng chống động đất ở Phong Nam, Đường Sơn” của Trung ương Đảng. Đây cũng chính là bản văn kiện Trung ương cuối cùng mà Mao Trạch Đông phê duyệt.

Thiên thạch rơi rồi động đất liên tục xảy ra tác động rất mạnh đến sức khỏe Mao Trạch Đông. Sau trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn ba ngày, sáng 31-7, Mao Chủ tịch theo lời của các nhân viên hộ lý chuyển sang chỗ ở mới là phòng 202, nhưng không đầy 40 ngày sau, ông vĩnh viễn giã từ nhân thế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo