xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Máu đã đổ ở Bangkok

Hoàng Phương

Hội Chữ thập đỏ Thái Lan chỉ trích việc làm của UDD là phí phạm, mất vệ sinh và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người biểu tình

Những người ủng hộ Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) hôm 16-3 đã hiến máu để dùng vào việc gây sức ép lên chính phủ trong lúc Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tiếp tục bác bỏ yêu sách giải tán quốc hội và kêu gọi tổng tuyển cử của họ.


Dùng máu gây sức ép


Theo báo Bangkok Post (Thái Lan), hàng trăm người biểu tình xếp hàng tại cầu Makkhawan sáng 16-3 để hiến máu. Ông Veera Musikhapong, một thủ lĩnh UDD, tuyên bố trước đám đông: “Đây là hành động hy sinh, thể hiện lòng yêu nước và sự chân thành của chúng ta”. Các thủ lĩnh khác của UDD nói việc hiến máu là tình nguyện và bảo đảm rằng việc thu thập máu sẽ diễn ra an toàn và được giám sát chặt chẽ về mặt y tế.


UDD đặt mục tiêu thu thập 1 triệu ml máu từ khoảng 100.000 người biểu tình nhưng chưa rõ liệu mục tiêu này có đạt được hay không do nhiều người biểu tình lớn tuổi từ chối hiến máu.


img
Người biểu tình tưới máu trước cổng của Tòa nhà Chính phủ


Theo kế hoạch được công bố hôm 15-3, UDD sẽ “tưới” máu xung quanh Tòa nhà Chính phủ, văn phòng Đảng Dân chủ và nhà của ông Abhisit ở Bangkok trong những ngày tới để tăng sức ép lên chính phủ nếu những yêu cầu của họ không được đáp ứng.


img
và bên ngoài văn phòng Đảng Dân chủ ở Bangkok hôm 16-3. Ảnh: GETTY IMAGES


Trước mắt, từ chiều 16-3, những người biểu tình đã “tưới” máu trước các cổng của Tòa nhà Chính phủ và bên ngoài văn phòng Đảng Dân chủ. Ông Natthawut Saikua, một thủ lĩnh của UDD, tuyên bố: “Chúng ta sẵn sàng hy sinh máu của mình để đưa nền dân chủ trở lại”.

img



Đáp lại chiêu “tưới máu” nói trên của UDD, người phát ngôn chính phủ cho biết họ không thấy có vấn đề gì với hành động này nhưng nói thêm rằng các nhà chức trách đang xem xét liệu hành động của họ có vi phạm những quy định y tế hay không. Trong khi đó, theo hãng tin AP, Hội Chữ thập đỏ Thái Lan chỉ trích việc làm nói trên của UDD là phí phạm, mất vệ sinh và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người biểu tình.


Nguy cơ xảy ra phá hoại


Trước sức ép của UDD, Thủ tướng Abhisit hôm 16-3 tiếp tục nói rõ rằng ông không có ý định làm theo những yêu cầu của họ. Phát biểu với các phóng viên trước khi lên đường đến Chiang Mai, Thủ tướng Abhisit cho biết ông sẵn sàng lắng nghe nếu phe “áo đỏ” muốn trao đổi ý kiến. Tuy nhiên, ông cho biết mọi quyết định của ông đều phải dựa trên ý nguyện của người dân cả nước, chứ không phải của các thủ lĩnh UDD.


img



Cảnh sát cho biết số lượng người biểu tình đã giảm từ hôm 14-3 và ước tính rằng 90.000 người vẫn còn ở lại Bangkok. Dù diễn ra khá ôn hòa cho đến giờ, cuộc biểu tình cũng đang gây ra một số ảnh hưởng nhất định.


img
Cảnh tưới máu tại trước cổng của Tòa nhà Chính phủ Ảnh: AP


Theo AP, một phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội Thái Lan đã bị hoãn hôm 16-3 do không có đủ đại biểu tham dự theo quy định. Một số nghị sĩ bày tỏ lo ngại về sự an toàn của mình trong bối cảnh các cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn. Trong khi đó, các đại sứ quán vẫn khuyến cáo công dân mình về nguy cơ bạo lực. Biểu tình cũng buộc trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt M. Campbell hủy chuyến thăm Thái Lan trong ngày 16-3.

img



Trong khi đó, Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban cho biết chính phủ vẫn tiếp tục cảnh giác khi họ nhận được thông tin tình báo rằng có thể xảy ra hành động phá hoại, như đánh bom, phóng hỏa... Theo người phát ngôn chính phủ, đa số người biểu tình không có ý gây rối, nhưng các nhà chức trách vẫn xác định được khoảng 3.000 người có tiền sử bạo lực đang trà trộn vào cuộc biểu tình và chia nhỏ thành 10 nhóm. Những người này đang bị theo dõi chặt chẽ. 

Những mốc chính của phong trào phản đối

Năm 2006: Lực lượng “áo vàng” xuống đường đòi Thủ tướng Thaksin Shinawatra từ chức.


Tháng 9-2006: Ông Thaksin bị truất phế trong cuộc đảo chính quân sự.


Tháng 12-2007: Đồng minh của ông Thaksin chiến thắng trong cuộc bầu cử sau đảo chính.


Tháng 9-2008: Lực lượng “áo vàng” chiếm các tòa nhà chính phủ ở Bangkok, đụng độ với lực lượng “áo đỏ”.


Tháng 11-2008: Lực lượng “áo vàng” chiếm các sân bay ở Bangkok.


Tháng 12-2008: Chính phủ đồng minh với Thaksin sụp đổ, ông Abhisit Vejjajiva lập chính phủ mới.


Tháng 4-2009: Lực lượng “áo đỏ” tràn vào Hội nghị Cấp cao ASEAN, các cuộc xung đột nổ ra ở Bangkok.


Tháng 3-2010: Lực lượng “áo đỏ” phát động phong trào chống đối nhằm phế truất chính phủ.

T.M (Theo BBC)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo