Chỉ vài giờ sau đó, thứ còn lại duy nhất của bệnh viện – nơi vợ Kenji sinh hạ em bé, chỉ còn lại bộ khung thép trơ trụi khi sóng thần ập tới.
Gần 70 cư dân đã mất tích không để lại dấu vết nào sau khi trận động đất với cường độ kỉ lục 9,0 độ Richter tấn công Minamisanriku – một trong những thị trấn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Tôi chỉ ghé qua để biết chắc rằng vợ con vẫn an toàn. Sau đó, tôi bắt đầu hòa mình vào công cuộc tìm kiếm xác chết và tìm nơi sơ tán cho những người cao tuổi”, anh Sato, 31 tuổi, kể lại.
Một năm đã trôi qua sau thảm họa sóng thần kin hoàng 11-3, gia đình nhà Satos – tất cả đều may mắn sống sót do nhà của họ được xây dựng ở khu vực cao, đang lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc sinh nhật nhỏ cho cậu bé Haruse.
Kazuko, bà nội cậu bé xúc động chia sẻ: “Haruse sinh ra để cứu sống chúng tôi”.
Chừng mực nào đó, điều mà bà Kazuko tin tưởng không phải chuyện hoang đường. Vì bé Haruse ra đời nên bà Kazuko vốn làm việc ở bệnh viện thị trấn Minamisanriku, ở nhà chăm sóc bé. Nơi trước đây là bệnh viện thị trấn Minamisanriku giờ đây vẫn còn lại dấu ấn của thảm họa kép với một chiếc thuyền nhỏ còn vướng trên đỉnh khung tòa nhà 5 tầng – đánh dấu đọ cao của đợt sóng thần tấn công thị trấn.
"Tôi gặp lại con trai mới sinh lần thứ hai chỉ sau khi cả gia đình đoàn tụ vào đầu tháng 4. Ước gì mọi chuyện chỉ là một ác mộng”, anh Sato chia sẻ.
Bé Haruse sinh ra vào lúc 4 giờ sáng, sinh non 1 tháng, với cân nặng 2,6 kg. Bé cần phải chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Ishinomaki vì thân nhiệt quá thấp. Trong khi bệnh viện quá tải, mẹ và bé được về nhà.
Được biết, sau khi sinh, Haruse ( tên nghĩa là Mùa xuân tươi sáng) mắc Hội chứng Down.
“Tôi không biết gì về chứng bệnh này và cũng rất lo lắng không biết mình có thể nuôi được bé, nhưng tôi đã quyết định sẽ nuôi bé như hai anh trai nó”, chị Hiromi (mẹ bé Haruse) chia sẻ.
“Điều khác biệt duy nhất là chúng tôi phải đưa Haruse tới bác sĩ theo định kỳ”, chị Hiromi cho biết thêm.
Bình luận (0)