xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Máy tự động mua rác tái chế

Gia Hòa

Loại máy có thể đổi những chai nước rỗng thành tiền thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc ngay từ khi nhà đầu tư manh nha ý tưởng kinh doanh

img
Học sinh sắp hàng dùng thử máy tự động mua rác tái chế ở Bắc Kinh - Trung Quốc. Ảnh: China Daily
Công ty Beijing Green Channel Technology (BGCT) đã sản xuất 73 máy thu gom rác tái chế tự động nói trên kể từ năm 2007. 

Đi tiên phong

Máy có kích thước như chiếc tủ lạnh cỡ lớn, tự động trả tiền xu khi người ta bỏ chai nhựa hay lon nhôm vào chỗ quy định. Người dân sẽ nhận được 170 đồng cho một chai nhựa dung tích 500 ml. Còn những can nước 1,25 lít hay lớn hơn thì được trả tiền gấp đôi.

“Bạn sẽ nhận được tiền cho hành động tái chế” – một thanh niên hớn hở thử chiếc máy tại Công viên Khoa học Trung Quan Thôn tại Bắc Kinh. “Trước đây, khi uống xong tôi đều vứt chai lọ vào thùng rác và chưa từng nghĩ đến chuyện tái chế chúng” - anh nói với đài truyền hình Bắc Kinh. Chiếc máy này có cơ chế làm việc giống máy bán hàng tự động, chỉ có điều nó đảo ngược quy trình, tức là trả tiền thay vì nhận tiền.
Mặc dù loại máy này xuất hiện từ những năm 1970 trên thế giới nhưng Công ty BGCT là đơn vị đầu tiên thử nghiệm ở thị trường Trung Quốc.
Sau khi nhận ra tính kém hiệu quả trong lĩnh vực tái chế rác thải trong nước, bà Dương Triều Huy, Giám đốc điều hành của Công ty BGCT, cùng hai đối tác bắt tay vào dự án máy bán hàng tự động có cơ chế đảo ngược. “Ý tưởng kinh doanh ngay lập tức được nhiều người hưởng ứng” - người phụ nữ 40 tuổi gốc Bắc Kinh nhớ lại. Chiếc máy thu gom vật liệu tái chế này có thể thu gom 400 chai và 1.000 lon.    

Nhờ vào chiếc máy, công nhân tiết kiệm được công sức cũng như giảm được chi phí đi lại để thu gom, phân loại rác tái chế. “Họ thường lái xe ra ngoài để lấy rác tái chế 3 lần/ngày. Đôi khi có những chuyến đi không thu được rác tái chế nào. Dẫu vậy, xe thu gom rác tái chế thải ra một lượng khí carbon mỗi lần vận chuyển” - bà Dương nói.

Phát triển công nghiệp xanh

Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Green Beagle có trụ sở tại Bắc Kinh, khoảng 112 triệu tấn rác được thu gom và xử lý khắp Trung Quốc vào năm 2009. Tính riêng ở thủ đô 20 triệu dân này, khu xử lý rác thải phải giải quyết ít nhất 18.400 tấn/ngày.
Trong số đó, chỉ 37% chất thải được tái chế, số còn lại được đem đi chôn lấp. Hiện Trung Quốc là nước đứng đầu về thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo cũng cho biết lượng khí thải của 3 nước Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ chiếm gần một nửa tổng mức khí thải nhà kính toàn cầu.
“Tái chế là điểm yếu của kinh tế Trung Quốc hiện đại. Đó là lý do tại sao tôi chọn hướng đi này” – bà Dương nói. Công ty BGCT không thu được tiền từ việc thu gom chai lọ nhưng họ thu lợi bằng cách bán quảng cáo trên những chiếc máy gom rác tái chế tự động.
Sau gần 2 năm thử nghiệm ở Bắc Kinh, 63 chiếc máy của công ty được đưa trở lại xưởng mùa thu năm ngoái. Sau khi nâng cấp, những chiếc máy sẽ được lắp đặt tại các cửa hàng điện tử, trung tâm mua sắm và trường học.
Phát triển một nền kinh tế bền vững, thúc đẩy bảo tồn tài nguyên và giảm lượng khí thải là mục tiêu được nêu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015).
Các nhà kinh doanh Trung Quốc đang bị ngành công nghiệp xanh hấp dẫn. Giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận New Ventures Cát Vịnh nói: “Trong quá khứ, họ chỉ đầu tư trong các ngành công nghiệp truyền thống. Giờ đây, họ đã tìm thấy một lĩnh vực kinh doanh thú vị khác”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo