Tòa thánh Vatican tuyên bố buổi lễ sẽ được tổ chức tại Vatican. Điều này khiến người Ấn Độ thất vọng khi họ hy vọng Giáo hoàng sẽ đến Culcutta, nay là TP Kolkata, để tiến hành nghi lễ. Thành phố này là nơi Mẹ Teresa đã chuyển tới vào năm 36 tuổi và dốc sức giúp đỡ người nghèo cùng cực. Một thập kỷ sau đó, bà đã lập một nhà tế bần và một nhà cho trẻ bị bỏ rơi.
Hồi tháng 12-2015, Giáo hoàng Francis đã công nhận phép mầu thứ 2 của Mẹ Teresa và qua đó dọn đường cho việc phong Thánh cho người phụ nữ được cả thế giới biết tới và cùng là chủ nhân của một giải Nobel Hòa bình này.
Cố giáo hoàng John Paul II trước đó từng "bẻ" luật lệ Vatincan nhằm cho phép tiến hành quá trình phong thánh đối với Mẹ Teresa chỉ hai năm sau khi Mẹ Teresa qua đời, thay vì 5 năm như thông thường. Tuy nhiên, phải đến năm 2003, tức 6 năm sau Mẹ Teresa qua đời, bà mới được phong chân phước - vốn đòi hỏi phải được công nhận 1 phép mầu.
Phép mầu này được cố giáo hoàng John Paul II xác thực năm 2002 về việc Mẹ Teresa đã chữa trị cho một phụ nữ bộ tộc Bengali, Monica Besra, người bị một một khối u ở bụng. Cố giáo hoàng John Paul II nhận định việc chữa trị này chính là kết quả từ khả năng siêu nhiên của Mẹ Teresa.
Được ban chân phước chính là bước cuối cùng trước khi được phong thánh, đòi hỏi có 2 phép mầu.
Tháng 12-2015, Đức Giáo Hoàng Francis đã công nhận phép lạ thứ 2 liên quan tới trường hợp một người đàn ông Brazil mắc khối u não đã được chữa lành bệnh vào năm 2008. Ông này được cho là đã bất ngờ khỏi bệnh sau khi linh mục cầu nguyện để có được sự can thiệp của Mẹ Teresa với Chúa Trời.
Được biết, Đức Giáo hoàng rất muốn hoàn thành nghi lễ này trong Năm Thánh của Giáo Hội sẽ kết thúc vào tháng 11-2016.
Sunita Kumar, phát ngôn viên của dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Teresa sáng lập, vui mừng bày tỏ: “Tôi đang chờ đợi để được đến buổi lễ vì đây là một tin tức hết sức tốt lành. Tôi đã liên tục cảm ơn Chúa vì đã khiến điều này xảy ra”.
Bình luận (0)