xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mờ mịt đối thoại Mỹ - Trung

THU HẰNG

Quan hệ Mỹ - Trung hiện trong giai đoạn tồi tệ sau khi bình thường hóa quan hệ và Đông Á đang kém ổn định nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh

Cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (S&ED) lần thứ 6 giữa Washington và Bắc Kinh diễn ra trong hai ngày 9 và 10-7 là phép thử đối với mối quan hệ đang vấp phải một loạt bất đồng giữa 2 nước.

Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lews dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới Bắc Kinh hôm 8-7 trong lúc Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương dẫn đầu đoàn Trung Quốc tham gia S&ED lần này.

Ngoài 2 nội dung chủ chốt là an ninh mạng và tranh chấp biển đảo trong khu vực, 2 bên còn bàn luận khoảng 60 chủ đề, đáng chú ý có đồng nội tệ của Trung Quốc, chương trình hạt nhân Triều Tiên và biến đổi khí hậu.

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lews thăm Vạn Lý Trường Thành tại Bắc Kinh trước thềm cuộc đối thoạiẢnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lews thăm Vạn Lý Trường Thành

tại Bắc Kinh trước thềm cuộc đối thoại. Ảnh: Reuters

 

Theo AP, các cuộc đối thoại Mỹ - Trung những năm gần đây luôn bị phủ bóng bởi một loạt căng thẳng. Trong nhiều vấn đề, hai bên vẫn lún sâu vào bất đồng, phản ánh sự va chạm tự nhiên giữa một siêu cường đã được công nhận và một siêu cường đang nổi.

Nếu 2 năm trước, việc Mỹ cho luật sư khiếm thị Trần Quang Thành tị nạn khiến người ta không trông đợi gì ở đối thoại thì năm nay, vụ Washington truy tố 5 quân nhân Trung Quốc tội xâm nhập hệ thống mạng các doanh nghiệp Mỹ hồi tháng 5 sẽ là thử thách nghiêm trọng.

Bắc Kinh một mực yêu cầu Mỹ rút cáo buộc và tức giận hủy bỏ các cuộc đàm phán quan trọng về an ninh mạng với Mỹ dự kiến diễn ra tuần này. Đáp lại, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng thái độ tức tối của Trung Quốc “gây xói mòn quan hệ Mỹ - Trung cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và quốc tế”.

Dường như không kỳ vọng vào một sự đột phá, các quan chức cấp cao đi cùng Ngoại trưởng Kerry từ chối đưa ra nhận định về khả năng thành công của cuộc đối thoại về an ninh mạng.

Quan hệ Mỹ - Trung còn căng thẳng bởi những hành động ngang ngược của Bắc Kinh tại biển Đông và Hoa Đông. Ông Robert Ross, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Boston (Mỹ), nhận xét: “Quan hệ Mỹ - Trung hiện trong giai đoạn tồi tệ sau khi bình thường hóa quan hệ và Đông Á đang kém ổn định nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh”.

Một quan chức Mỹ đi cùng Ngoại trưởng Kerry cho rằng tuyên bố chủ quyền mơ hồ và phi lý của Trung Quốc ở biển Đông gây nhiều rắc rối trong lúc những hành động của họ không đẩy căng thẳng trong khu vực leo thang.

Dù không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền nhưng Mỹ không ít lần bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông và Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chỉ đích danh Trung Quốc “gây bất ổn” trên biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 vừa qua.

Tuy nhiên, cũng như an ninh mạng, giới phân tích cho rằng khó trông chờ tiến triển trong thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp biển đảo tại S&ED lần này. Những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc ép Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình với láng giềng cho đến giờ vẫn chưa có kết quả. Ngay trước thềm đối thoại, Bắc Kinh còn lên tiếng cáo buộc Washington can thiệp vào vấn đề nội bộ và khu vực.

 

Philippines theo dõi luật biển của Trung Quốc

Philippines hôm 8-7 tỏ dấu hiệu phản đối luật tăng cường an ninh quân sự trên biển của Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-8, đồng thời lo ngại luật mới này gây thêm căng thẳng ở biển Đông.

Trang tin tức GMA News dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết nước này vẫn đang tìm hiểu luật mới của Trung Quốc và những tác động có thể có. Phản ứng trên được đưa ra sau khi báo South China Morning Post (Hồng Kông) đưa tin quân đội Trung Quốc sẽ “tăng cường bảo vệ các cơ sở quân sự và vùng biển lãnh thổ trước sự xâm nhập trái phép và nỗi lo về hoạt động do thám”.

Ông Rommel Banlaoi, chuyên gia quốc phòng Philippines, cho rằng nếu điều luật này được thực thi, Trung Quốc có thể sử dụng quân đội trong khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Ông Banlaoi nhận định: “Đó là một vấn đề nghiêm trọng vì có rất nhiều tranh chấp bên trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra”.

Xuân Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo