xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mong manh hòa đàm Syria

Hoàng Phương

Cả phái đoàn chính phủ lẫn phe nổi dậy ở Syria không chịu nhượng bộ về tương lai Tổng thống Bashar al-Assad

Hội nghị quốc tế nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria đã khai mạc ở thị trấn Montreux - Thụy Sĩ hôm 22-1. Đây là lần đầu đại diện chính phủ và phe nổi dậy ở Syria chịu ngồi vào bàn đàm phán kể từ khi nội chiến nổ ra vào năm 2011.

Nổi bật trong chương trình nghị sự là số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vấn đề mà không bên nào tỏ ý nhượng bộ. Hãng tin Sana dẫn lời Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết tương lai của ông Assad là “giới hạn đỏ” của phái đoàn chính phủ tại cuộc hòa đàm. Ông nhấn mạnh: “Không ai được đụng đến chiếc ghế tổng thống (của ông Assad)”. Ngược lại, ông Badr Jamous, Tổng thư ký Liên minh Dân tộc Syria (SNC) đối lập, tuyên bố sẽ không chấp nhận một kết quả nào khác ngoài việc ông Assad phải ra đi và bị xét xử vì tội giết người.

Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - người tuyên bố ông Assad không thể hiện diện trong một chính phủ chuyển tiếp nếu nó được thành lập. Ông Kerry là 1 trong những đại diện của hơn 30 nước phát biểu tại Montreux.

 

Các đại biểu tại hội nghị quốc tế về Syria ở Montreux hôm 22-1 Ảnh: REUTERS
Các đại biểu tại hội nghị quốc tế về Syria ở Montreux hôm 22-1 Ảnh: REUTERS

 

Đài BBC nhận định khó có đột phá tại cuộc hòa đàm. Thay vào đó, Liên Hiệp Quốc chỉ mong muốn tạo cơ hội để hai bên đối thoại nhằm tìm biện pháp giảm bớt những đau khổ mà người dân Syria đang gánh chịu, như các thỏa thuận ngừng bắn ở địa phương và cho phép hàng cứu trợ nhân đạo đến những nơi bị phong tỏa. Dù là vậy cũng không dễ để hai bên tìm được tiếng nói chung bởi chưa chắc chế độ Assad chịu nhượng bộ thật sự. Hơn nữa, ảnh hưởng của SNC lên các nhóm nổi dậy hoạt động ở Syria hiện không nhiều.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon lạc quan một cách thận trọng: “Sau gần 3 năm xung đột và đau khổ tại Syria, hôm nay là một ngày của hy vọng mong manh nhưng có thật”. Vì thế, ông thúc giục các bên đối đầu nắm lấy cơ hội này để tìm được giải pháp hòa bình.

Ngoài bất đồng về tương lai của ông Assad, hội nghị còn bị bao phủ bởi nhiều tranh cãi khác và những cáo buộc về tra tấn, hành quyết tù nhân. Ngay trước thềm hội nghị, đã xuất hiện những tranh cãi về việc mời Iran tham dự. Ông Ban Ki-moon ban đầu mời Tehran nhưng sau đó rút lại do sức ép của Mỹ và phe đối lập Syria. Nga ngay lập tức gọi bước đi trên là sai lầm. Còn Tổng thống Iran Hassan Rouhani hoài nghi về cơ may thành công của hội nghị.

Chưa hết, báo cáo của 3 cựu công tố viên tội ác chiến tranh, trong đó cáo buộc chính quyền Syria tra tấn và hành quyết 11.000 tù nhân, chắc chắn sẽ làm nóng hội nghị. Mỹ và Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự “kinh hoàng” trước báo cáo này trong khi Damascus nói nó không đáng tin cậy do được tài trợ bởi Qatar - nước đang cấp tiền cho phe nổi dậy Syria. Đài CNN nhận định báo cáo trên chưa thể thay đổi cục diện hòa đàm nhưng có thể gia tăng sức ép lên phái đoàn chính phủ Syria. Đoán định thì nhiều nhưng kết quả ra sao thì chỉ có thể biết được khi hai bên chính thức đối mặt tại Geneva từ ngày 24-1. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo