Nhân đạo hay nhẫn tâm?.- Cụ bà Nancy Crick được các bác sĩ chẩn đoán ung thư trực tràng từ năm 1999. Căn bệnh nan y đã hành hạ thân xác bà suốt mấy năm trời với những cơn đau triền miên và trọng lượng chỉ còn 27 kg. Mặc dù bà đã tốn rất nhiều tiền bạc và thuốc men để chạy chữa, bệnh tình vẫn không hề suy giảm. Vào tháng 2-2002, bà đã tâm sự trên Internet rằng bà không còn khả năng chịu đựng những cơn đau đến tột cùng và có ý định sử dụng luật “cái chết êm dịu” để tự kết liễu cuộc đời.
Theo luật này, bệnh nhân muốn chết lúc nào tùy ý, nhưng phải chết một mình, không được có ai bên cạnh để khỏi liên lụy đến những người chứng kiến (người chứng kiến có thể bị truy tố về tội giúp cho bệnh nhân tự tử). Thế nhưng bà Crick nhất quyết không chịu và đòi cho bằng được có thân nhân bên cạnh trong giờ bà ra đi. Bà nói bà không muốn chết trong cô đơn.
Vào tối thứ tư
Câu chuyện của bà Crick đã trở thành đề tài tranh luận về luật “cái chết êm dịu”. Sau khi người ta đọc được trên trang web những dòng nhật ký cuối cùng của bệnh nhân, nhất là chỗ bà than phiền luật không cho bà chết với sự chứng kiến của những người khác, dù đó là thân bằng quyến thuộc, lập tức, những tâm sự của bà đã được rất nhiều người khắp nơi trên thế giới ủng hộ.
Cảnh sát
Nếu quyền được chết để giải thoát khỏi tình trạng đau đớn không thể chịu đựng được của căn bệnh nan y được pháp luật Úc công nhận thì thân nhân, bạn bè có mặt bên cạnh để tiễn đưa người xấu số về bên kia thế giới có phải là nhẫn tâm hay không? Đây là một khía cạnh nhạy cảm trong việc tranh luận về “cái chết êm dịu”. Những người ủng hộ thì cho luật này hợp đạo đức vì giúp con người thoát khỏi những khổ đau về thể chất và tinh thần. Phía chống đối thì cho là không ai có quyền giúp một người khác chết, cho dù người đó đang bị cơn bệnh hành hạ và không nhất thiết kéo dài sự sống. Một số cũng cho rằng có thể sẽ có những sai lầm trong một số trường hợp. Bà Crick dường như đã rơi vào trường hợp này.
Không có ung thư!.- Theo nhật báo (Anh) The Daily Telegraph, các viên chức pháp y tại Gold Coast đã từ chối không giao tử thi của bà Crick cho thân nhân lo việc mai táng vì sau khi kiểm tra họ đã phát hiện bà Crick có vẻ như không bị ung thư vào lúc bà qua đời.
Các bác sĩ chuyên khoa về bệnh học của chính phủ không tìm thấy dấu vết rõ ràng nào về ung thư trong cơ thể của bà Crick. Bác sĩ Nitschke, người chủ trương “cái chết êm dịu” nói rằng kết quả giải phẫu không phát hiện mầm mống ung thư không có gì lạ bởi không ai xác nhận là bà Crick vẫn còn bị ung thư sau 3 lần phẫu thuật. Bác sĩ đã cắt bỏ tế bào ung thư trong lần giải phẫu đầu tiên, nhưng họ không chắc là đã cắt hết những tế bào bị bệnh. Bác sĩ Nitschke nói cơn đau của bà Crick và tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng của bà đã có thể chứng minh cho việc bà chấm dứt cuộc sống theo ý nguyện là hoàn toàn đúng. Ông cho rằng bà Crick bị tình trạng các mô tế bào phát triển một cách không tự nhiên và có thật, đây là hậu quả sau lần giải phẫu thứ nhất.
Tin cho hay cuộc giải phẫu tử thi của bà Crick đã phát hiện bà Crick bị đau đớn do ruột bị xoắn và do những căn bệnh nhẹ khác gây nên và bà không bị ung thư lúc bà qua đời.
Cảnh sát bang Queensland không đưa ra bình luận gì về kết quả cuộc khám nghiệm tử thi nhưng cho hay cảnh sát đang tập trung điều tra xem có phải tình trạng thất vọng của bà Crick trở nên trầm trọng hơn khiến bà không thiết sống vì pháp luật của những người ủng hộ “cái chết êm dịu” chung quanh bà hay không?
Cảnh sát cũng đang tiến hành điều tra về vai trò của bác sĩ Philip Nitschke trong vụ này. Tưởng cũng nên nhắc lại cách đây 3 năm, bệnh nhân ung thư June Burns sống tại
Bình luận (0)