icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một mình chống mafia

THẢO HƯƠNG <EM>(Theo Paris - Match)</EM>

Sau 30 năm đơn độc chống mafia, bà nam tước Cordopatri ở tỉnh Reggio di Calibria, miền Nam nước Ý, mất em trai, bị ám sát hụt 6 lần và đứng bên bờ vực phá sản nhưng bà không chịu thua mafia

Lịch sử một cuộc chiến

Mammoliti là một trong những dòng họ thuộc ‘Ndrangheta, một tổ chức mafia hùng cứ ở tỉnh Reggio di Calibria. Gia đình này có hai anh em nắm toàn bộ tài nguyên vùng đồng bằng Gioia Tauro của tỉnh. Đó là Francesco - kinh doanh dịch vụ cho thuê xe hơi hạng sang và Saviero - lo khai thác các vườn ô liu xanh tươi bạt ngàn. Ở vùng đồng bằng này, cây ô liu được gọi là “vàng đen”. Nó là tài nguyên chính của vùng, được Liên hiệp châu (EU) tài trợ. Trên danh nghĩa, EU tài trợ cho nông dân nhưng trên thực tế - do 40 điền chủ ở Gioia Tauro “tự nguyện” hiến đất cho dòng họ nhà Mammoliti - anh em nhà Mammoliti hưởng trọn.

. NGƯỜI HÙNG:

Theo Xavier Raufer, nhà tội phạm học Pháp, ở Ý hiện nay có 3 tổ chức mafia. Đó là Cosa Nostra ở đảo Sicilia, La Camorra ở Napoli và ‘Ndrangheta ở miền Nam nước Ý. Từ ‘Ndrangheta có gốc Hy Lạp là ndrangatos có nghĩa là “Người hùng”. Tổ chức này hiện có khoảng 150 - 160 gia đình. Mammoliti là một trong số đó.

Cordopatri (tiếng Ý có nghĩa là xả thân vì tổ quốc) là dòng họ quý tộc Ý từ thế kỷ XII với tước hiệu nam tước. Đây là một trong 5 dòng họ ở châu Âu sẵn sàng xả thân nếu được vua gọi và chinh chiến ở bất kỳ chiến trường nào. 800 năm trước, vua Frederic đệ nhất ban cho dòng họ Cordopatri 1.100 ha ở vùng đồng bằng Calibria. Ngày nay nữ bá tước Teresa Cordopatri, người thừa kế gia sản, chỉ còn 12 ha ô liu, một lâu đài 16 phòng. Thế nhưng, kể từ năm 1967 dòng họ Mammoliti muốn cướp đoạt nốt phần này mặc dù chúng đã có 400 ha.

Phương pháp của anh em nhà Mammoliti vẫn như xưa: hù dọa và cưỡng đoạt. Chúng cướp đất của 40 điền chủ bằng cách đốt nhà, đánh đập, bắt cóc và đe dọa tính mạng họ buộc họ phải chọn con đường hiến đất. Không ai dám chống cự lại chúng, kể cả các cảnh sát vì những tay đâm thuê chém mướn được chúng trả lương cao hơn lương cảnh sát. Ngoại trừ bà nam tước Teresa Cordopatri. Thế là chúng cho tay chân đi xe hơi xả súng vào nhà và sau đó nổi lửa đốt nhà. Để hạ nhục, chúng còn lùa một bầy heo vào lâu đài giẫm nát phòng khách. Thế là chiến tranh nổ ra giữa hai dòng họ.

Không cân sức

Cuộc chiến ngay từ đầu đã không cân sức. Bà Teresa đâm đơn kiện dòng họ Mammoliti. Cảnh sát nhận đơn nhưng bỏ xó trong tủ. Đơn giản là vì cảnh sát cũng sợ. Dòng họ Cordopatri lúc đó chỉ có hai chị em Teresa và Antonio. Một buổi sáng năm 1990, Saviero Mammoliti cho mời Antonio Cordopatri đến chỗ hắn làm thủ tục tự nguyện “hiến đất”. Dĩ nhiên Antonio từ chối. Saviero nổi điên vì “danh dự gia đình bị xúc phạm”.

Ngày 20-10-1990, những tay sát thủ của Saviero chặn đường hai chị em bà Teresa trước tòa lâu đài của dòng họ Cordopatri, chĩa súng vào họ. Thấy đối thủ không run sợ, chúng bắn bổng lên trời rồi rút lui. Đó là một lời cảnh cáo. Bà Teresa đâm đơn kiện anh em nhà Mammoliti âm mưu sát hại bà, tuy bà biết rõ chống lại mafia là ký bản án tử hình cho mình. Và đúng như thế.

Sáng 10-7-1991, bà Teresa và Antonio dự định đi lễ nhà thờ Madonna del Carmine. Antonio vừa lái xe ra khỏi gara nhà thì bị một chiếc xe lạ đậu ngáng đường. Người lái xe mặc chiếc blouson đen - một kiểu ăn mặc rất khác thường vì đang là mùa hè - bước xuống xe làm ra vẻ đi tìm một vật gì đó. Antonio mỉm cười chào xã giao. Bất ngờ tên lạ mặt rút khẩu P38 bắn liền 4 phát vào người Antonio. Xong hắn chĩa súng vào bà Teresa bóp co tiếp. May thay súng không nổ vì kẹt đạn. Bà nam tước chụp lấy vai kẻ sát nhân nhưng hắn vùng khỏi và co giò chạy. Bà chạy theo, miệng hô cầu cứu. Quần chúng rượt đuổi theo hắn vì tưởng là ăn trộm chớ không nghĩ rằng hắn là mafia. Vì hắn mặc áo blouson nên dễ nhận dạng. Cảnh sát cũng vào cuộc, chặn bắt hắn trong hẻm cụt.

Tên sát thủ bị bắt nhưng Antonio cũng chết, nụ cười thân thiện trên môi chưa kịp tắt. Một thẩm phán đến hiện trường, khuyên bà Teresa đến đồn cảnh sát nhận diện tên sát nhân. Tên hắn là Salvatore La Rossa, không xa lạ gì đối với bà Teresa. Hắn không khai người chủ mưu nhưng bàTeresa biết rõ ai sai khiến hắn. Tên La Rossa lãnh 29 năm tù.

Nguy cơ phá sản

Trong năm 1991 ấy, trong tỉnh Reggio di Calabria có 374 người bị mafia ‘Ndrangheta sát hại nhưng không ai dám đứng đơn tố cáo. Teresa Cordopatri là người duy nhất dám phá “luật im lặng” khủng khiếp của mafia. Bà thừa hiểu làm như vậy sẽ phải trả giá rất đắt. Nhưng bà vẫn làm vì không bao giờ quên một điều: trước giờ lâm chung, cha bà là nam tước Domenico Cordopatri, có dặn dò: “Các vua đã ban tặng chúng ta những thửa đất này từ thế kỷ XII để tưởng thưởng sự can đảm của chúng ta. Vậy thì không nên buông trôi những gì còn lại vì hèn nhát”.

Trong cuộc điều tra vụ án Salvatore La Rossa không có ai can đảm đứng ra tố cáo dòng họ Mammoliti. Điển hình là tất cả 40 điền chủ vùng đồng bằng Gioia Tauro đều đưa ra những lời khai có lợi cho anh em nhà Mammoliti. Họ tuyên bố tự nguyện hiến tặng đất đai cho nhà Mammoliti, một điều mà ai cũng biết là nói dối. Nhưng họ không có con đường nào khác bởi nếu không gia đình họ sẽ bị trừng phạt như dòng họ Cordopatri. Cũng may, ở tòa án ở Calibria cũng còn người có dũng khí. Quan tòa buộc tội 40 điền chủ khai gian. Chính quyền sau đó phá vỡ mạng lưới của Mammoliti. Francesco Mammoliti lãnh án 30 năm tù. Savierio, 4 năm 6 tháng tù. Tuy ở tù nhưng hắn tiếp tục được nhận trợ cấp của EU ! Bà nam tước tạm thắng và được chính quyền tôn vinh là “Nữ nam tước can đảm” và “Nữ nam tước chống mafia”. Tuy vậy cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt và bà Teresa chưa phải là người chiến thắng cuối cùng.

Kể từ khi Antonio chết, bà Teresa bị ám sát hụt 6 lần. Hiện nay bà sống trong sự che chở của các vệ sĩ. Tất cả các cửa nhà đều được gia cố, cửa bọc thép. Kể từ ngày Antonio bị giết chết, không ai dám làm công cho bà nam tước.

Năm 1992, bà Teresa muốn sửa chữa tòa lâu đài bị hai anh em nhà Mammoliti đốt nhưng trong số 20 nhà thầu trong tỉnh không có nhà thầu nào dám nhận làm cho bà. Dòng họ không có con trai thừa kế, Angelica nhờ con trai mình là Giuseppe đứng ra lo liệu những công việc của dòng họ. Mơ ước của Giuseppe là trở thành nghệ sĩ đàn vĩ cầm. Anh trở thành điền chủ bất đắc dĩ.

Giuseppe từng thoát khỏi một vụ bắt cóc và liên tục nhận được những lời đe dọa tính mạng. Làm ăn trong hoàn cảnh như thế, két sắt của nhà Mammoliti cạn dần. Việc theo đuổi công lý của bà rất tốn hao tiền bạc. Hơn nữa, các quan tòa thường thiên vị nhà họ Mammoliti.

Trong 13 năm đi kiện, bà đã tốn những món tiền khổng lồ cho luật sư. Giờ đây đến phiên các quan tòa làm cho bà đứng bên bờ vực phá sản. Các quan tòa ở Calibria xử phạt bà bằng tiền về tội “xúc phạm”. Bà phải cầm cố ngôi nhà riêng để lấy tiền bồi thường thiệt hại cho các vị.

Ngày 5-7-2004, bà ký ngân phiếu trả cho quan tòa Francesco Punturieri 33.000 euro (678,15 triệu đồng VN) và cho quan tòa Giovanni Montera 36.000 euro!

Sau 30 năm đấu tranh với anh em nhà Mammoliti, bà nam tước Cordopatri đã bán tất cả nữ trang, tranh và thảm quý của dòng họ. Trong xã hội bà trở thành cô độc trong cuộc chiến chống mafia. Bà nhận xét một cách chua chát: “Tất cả những ai nằm trong tầm ngắm của mafia đều bị đối xử như những kẻ mắc bệnh dịch hạch. Mafia hiện nay là quốc gia trong quốc gia. Khi một tên mafia ngồi tù, gia đình hắn được tổ chức giúp đỡ, không phải trả tiền luật sư. Vì tôi đưa anh em Mammoliti ra tòa, nên tôi bị mọi người bỏ rơi. Ở Calibria này, mafia mạnh hơn chính quyền”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo