“Chúng tôi hoàn toàn không đi theo lối mòn của chủ nghĩa thực dân phương Tây và chúng tôi hoàn toàn không hy sinh môi trường sinh thái và lợi ích lâu dài của châu Phi” - đài CCTV dẫn lời ông Vương tại Kenya, điểm dừng chân đầu tiên trước khi tới Cameroon, Sudan, Guinea và Congo.
Là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và không ngừng tìm cách khai thác nguồn tài nguyên dồi dào tại đây trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc bị một số lãnh đạo châu lục này gọi là "thực dân kiểu mới". Họ còn lo ngại vì nhiều dự án của Bắc Kinh sử dụng thiết bị và nhân công của mình nên mang lại rất ít lợi ích cho dân địa phương.
Trong khi đó, dẫn đầu đoàn đại biểu doanh nghiệp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu Gujarat tại Ấn Độ hôm 11-1, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi. Ca ngợi ông Modi là “vị thủ tướng nhìn xa trông rộng”, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước. “Chúng ta phải hợp tác nhiều hơn và hành động nhanh hơn. Hai bên có thể cùng tạo ra môi trường thuận lợi để tất cả công ty của chúng ta giữ được vai trò đi đầu trong việc sáng tạo công nghệ, thiết bị, nguồn vốn, phương pháp sản xuất vượt trội…”. Đáp lại, Thủ tướng Modi cam kết loại bỏ quan liêu và theo đuổi các chính sách bảo đảm thuế quan ổn định để biến Ấn Độ thành thiên đường kinh doanh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến thăm New Delhi vào ngày 26-1 nhân lễ Ngày Cộng hòa hằng năm của Ấn Ðộ.
Bình luận (0)