Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen cho biết họ sẽ trải qua những đánh giá rủi ro trước khi được chấp nhận.
Bà Nielsen nhấn mạnh điều quan trọng là nhà chức trách biết được ai vào Mỹ. "Các biện pháp an ninh bổ sung sẽ gây khó khăn cho những đối tượng xấu lợi dụng chương trình tị nạn và đảm bảo rằng Washington sẽ có cách tiếp cận dựa trên việc đánh giá các nguy cơ để bảo vệ nước Mỹ" – bà Nielsen nói trong một sự kiện ở Washington.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump dỡ bỏ lệnh cấm người tị nạn đến từ 11 quốc gia "có nguy cơ cao". Ảnh: AP
Các quốc gia bị cấm không được nêu tên chính thức nhưng các nhóm người tị nạn cho rằng Ai Cập, Iran, Iraq, Libya, Mali, Triều Tiên, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Syria và Yemen đều bị ảnh hưởng. Hồi tháng 10 năm ngoái, chính quyền ông Donald Trump đã cấm người tị nạn tứ 10 quốc gia có hầu hết dân số theo đạo Hồi và Triều Tiên vào Mỹ.
Một quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên cho rằng chính sách tăng cường đánh giá an ninh đối với 11 quốc gia này không nhằm vào người Hồi giáo. Trong khi đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng không công bố chi tiết các biện pháp an ninh mới.
Tuy nhiên, tất cả những người xin tị nạn đều được yêu cầu cung cấp lý lịch chi tiết hơn, bằng chứng về các hoạt động trong quá khứ của họ và cho phép cơ quan chức năng truy cập vào tài khoản điện tử cá nhân và mạng truyền thông xã hội.
Trong 3 năm qua, hơn 40% số người tị nạn vào Mỹ đến từ 11 quốc gia này. Theo hãng tin Reuters, khi lệnh cấm của chính quyền ông Donald Trump có hiệu lực, tỉ lệ người tị nạn đã giảm ½ xuống còn 45.000 người trong năm tài chính 2018 và chỉ có 23 người từ 11 quốc gia nói trên vào Mỹ từ tháng 10-2017.
Các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Donald Trump siết chặt chính sách nhập cư Mỹ mà theo các nhà phê bình sẽ dẫn đến việc giảm 50% lượng người đến Mỹ mỗi năm và đa số nhằm vào các nước châu Phi, châu Á và Hồi giáo.
Bình luận (0)