Quyết định được đưa ra trong bối cảnh lệnh giới nghiêm do ông Nixon ban bố trước đó bắt đầu bước vào đêm thứ hai nhưng chưa thể hạ nhiệt tình hình khi những người biểu tình cho rằng động thái này chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ.
Cảnh sát chống bạo động tại Ferguson đêm 17-8 đã phải dùng đến hơi cay và xe bọc thép để giải tán đám đông. Họ nhấn mạnh trước sức ép bạo lực từ người biểu tình, “không còn lựa chọn nào khác” ngoài chống trả.
Theo lời cảnh sát trưởng Ron Johnson, người biểu tình giận dữ ném chai lọ và bom xăng về phía lực lượng an ninh, đồng thời tạo ra nhiều chướng ngại vật trên đường trước khi giờ giới nghiêm bắt đầu vào lúc nửa đêm (giờ địa phương).
“Với những kẻ nói chính lệnh giới nghiêm dẫn tới bạo lực, xin hãy nhớ rằng các hành động quá khích đã nổ ra trước khi lệnh giới nghiêm bắt đầu 3-5 giờ” - ông Johnson nhấn mạnh.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại TP Ferguson hôm 17-8
Ảnh: Reuters
Cái chết của Michael Brown do những phát đạn của viên cảnh sát da trắng Darren Wilson, 28 tuổi, hôm 9-8 đã thổi bùng căng thẳng sắc tộc ở Ferguson, một khu vực có đa số dân là người da đen.
Tờ The New York Times hôm 17-8 dẫn lời ông Michael Baden - cựu Giám đốc Trung tâm Pháp y TP New York, người đã khám nghiệm độc lập cho Michael Brown theo yêu cầu của gia đình - cho biết nạn nhân trúng ít nhất 6 phát đạn, trong đó có 2 phát ở đầu và 4 phát ở tay phải. Tất cả các phát đạn đều bắn trực diện.
Trong khi đó, Thống đốc bang Missouri đã kịch liệt chỉ trích việc cảnh sát phát hình ảnh giám sát hiện trường để chứng tỏ Michael Brown đang ăn cắp vào thời điểm vài giờ trước khi bị bắn chết.
Ông Nixon cho rằng công bố những hình ảnh như vậy không khác gì bôi nhọ người đã khuất. Đồng thời, ông cũng lên án những hành động bạo lực từ đám đông “không những chẳng giúp ích gì cho gia đình Michael Brown mà còn phá vỡ sự bình yên của cộng đồng”.
Bình luận (0)