Chuyện 2 tàu chiến Mỹ di chuyển gần quần đảo Trường Sa trong khu vực 12 hải lý nằm trong chương trình được Mỹ gọi là "hoạt động tự do hàng hải".
Hoạt động này được thực hiện "để thách thức các tuyên bố quá đáng về hàng hải và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy như luật pháp quốc tế quy định" - trung tá hải quân Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ, tuyên bố với đài CNN.
Tàu chiến Mỹ đối mặt tàu chiến Trung Quốc trên biển Đông. Ảnh: YOUTUBE
"Tất cả mọi hoạt động đều được thiết kế phù hợp với luật pháp quốc tế và cho thấy rằng người Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép" - ông Doss nhấn manh, đồng thời khẳng định "điều đó đúng ở biển Đông cũng như những nơi khác trên toàn cầu".
Đây là lần thứ hai tàu chiến Mỹ hoạt động ở biển Đông đã được hải quân nước này thông báo trong năm nay.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Spruance là loại tàu mới của Mỹ. Ảnh: PUBLIC.NAVY.MIL
Hồi tháng 1, tàu khu trục USS McCampbell đã chạy bên trong khu vực 12 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa.
Ngay sau đó, Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ xâm phạm lãnh hải của họ và tuyên bố đã triển khai tên lửa "có khả năng bắn trúng các tàu chiến cỡ trung và cỡ lớn".
Cuối tháng 9-2018, tàu USS Decatur cũng đã di chuyển trong khu vực 12 hải lý của các bãi đá ngầm Gaven và Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, cũng là một phần của hoạt động tự do hàng hải.
Khi đó, một tàu khu trục Trung Quốc chỉ cách tàu chiến Mỹ khoảng hơn 40 m, buộc nó phải né sang một bên để tránh va chạm. Phía Mỹ đánh giá hành động của tàu chiến Trung Quốc là không an toàn và không chuyên nghiệp còn Bắc Kinh cho rằng Mỹ de dọa sự an toàn và chủ quyền của Mỹ.
Trong khi đó, lâu nay Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh lắp đặt tên lửa và các vũ khí khác trên các quần đảo tranh chấp ở biển Đông.
Bình luận (0)