xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ lên kế hoạch chế tạo phi thuyền siêu âm mới

Phạm Nghĩa (Theo The Verge)

(NLĐO) - Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa chọn Công ty Boeing làm nhà thầu phát triển thế hệ phi thuyền siêu âm mới.

Trang tin công nghệ The Verge ngày 24-5 cho biết DARPA hướng tới mẫu thiết kế "Phantom Express" của Boeing nên chọn công ty này làm nhà thầu tham gia chương trình "Experimental Spaceplane (XS-1)".

Điều đó có nghĩa là DARPA sẽ hợp tác với Boeing để chế tạo và thử nghiệm một loại phi thuyền siêu âm có thể đưa vệ tinh vào quỹ đạo trong một khoảng thời gian ngắn.

Mục tiêu mà chương trình XS-1 của DARPA đặt ra là chế tạo phi thuyền bằng cách kết hợp máy bay với tên lửa truyền thống (phóng theo phương thẳng đứng). Khi hoàn tất, phi thuyền sẽ được phóng vào không gian theo chiều dọc và khởi động tên lửa mini được trang bị trên nó. Tên lửa này tích hợp động cơ đẩy cực mạnh có thể đẩy vệ tinh nặng hơn 1,3 tấn vào quỹ đạo.

Kết thúc nhiệm vụ, phi thuyền sẽ trở lại trái đất bằng phương ngang giống như máy bay thông thường. DARPA hy vọng phi thuyền sẽ hoạt động liên tục, mỗi nhiệm vụ chỉ cách nhau vài giờ.

Mỹ lên kế hoạch chế tạo phi thuyền siêu âm mới - Ảnh 1.

Mô hình phi thuyền Phantom Express. Ảnh: BOEING

Nhưng có lẽ mục tiêu táo bạo nhất mà DARPA đang nhắm tới, đó là chi phí cho mỗi chuyến hành trình. Cơ quan này ước tính phi thuyền có thể tiêu tốn khoảng 5 triệu USD cho mỗi lần phóng, một cái giá quá hời nếu so sánh với các tên lửa mang vệ tinh vào không gian hiện tại – ngốn hàng chục đến hàng trăm triệu USD mỗi lần triển khai.

Chủ tịch dự án Phantom của Boeing, ông Darryl Davis, cho biết: "Phantom Express ra đời nhằm thay đổi cách thức phóng vệ tinh ngày nay. Nó tạo nên một cách thức phóng vệ tinh mới, hiệu quả và ít rủi ro hơn".

Boeing là 1 trong 3 công ty tham gia đấu thầu chương trình XS-1. Hai đối thủ còn lại là Northrop Grumman Corporation và Masten Space Systems. Ba công ty này trước đó đã hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo riêng lẻ để hoàn thành bản thiết kế phi thuyền trình lên DARPA. Trong đó, Northrop kết hợp với Virgin Galactic, Masten với XCOR Aerospace và Boeing với Blue Origin.

Cả 3 công ty đều góp mặt trong giai đoạn 1 của chương trình XS-1. Còn Boeing hiện đã được DARPA lựa chọn tiến hành các giai đoạn 2 (sản xuất và thử nghiệm một số công nghệ trang bị trên phi thuyền, hạn chót đến năm 2019) và giai đoạn 3 (bay thử nghiệm khoảng 12-15 lần, dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2020).

Boeing dường như sẽ hợp tác với một công ty khác không phải Blue Origin để chế tạo động cơ đẩy AR-22 cho phi thuyền. Đây là động cơ được sử dụng trên tàu con thoi.

DARPA cho biết XS-1 sẽ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của quân đội Mỹ bằng cách rút ngắn thời gian đưa vệ tinh vào quỹ đạo.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo