Một số người Hàn Quốc tham quan cuộc trưng bày mẫu tên lửa Triều Tiên hồi tháng 6-2006
Theo đó, loại ICBM mới này của Triều Tiên với bệ phóng di động sẽ dễ dàng lẩn tránh sự phát hiện của radar.
Các quan chức chính quyền Obama đã bàn thảo về thông tin nói trên với các nhà lập pháp trong một cuộc họp kín hồi tháng 10. Các nghị sĩ Mỹ tỏ ra cực kỳ lo ngại với thông tin này và kiến nghị Lầu Năm Góc tập trung tên lửa đánh chặn hoạt động tầm xa hướng vào bán đảo Triều Tiên.
Các chuyên gia phân tích của chính phủ Mỹ tin rằng ICBM mới của Triều Tiên có thể là biến thể của tên lửa tầm trung Musudan mới được nước này công khai hồi tháng 10-2010.
Các nguồn tin tình báo khác lại cho rằng ICBM mới của Triều Tiên có thể đang được chế tạo tại một cơ sở bờ biển phía tây nước này.
Trước ICBM có khả năng dùng bệ phóng di động này, Triều Tiên từng gây chú ý với những thành tựu vũ khí đáng nể của mình như tên lửa tầm xa Taepodong-1 với bệ phóng cố định, phiên bản cải tiến Taepodong-2 (được phóng thử hồi tháng 4-2009)…
Hiện các chuyên gia Mỹ chưa biết chính xác về vũ khí mới này của Triều Tiên. Tờ Washington Times có liên hệ tới việc quân đội Trung Quốc mới triển khai hai ICBM bệ phóng di động có tên DF-31 và DF-31A, và cho rằng có khả năng Triều Tiên thừa hưởng công nghệ của Trung Quốc.
Thông tin về ICBM mới này của Triều Tiên xuất hiện từ hồi tháng 6 khi ông Robert M. Gates đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Vào thời điểm này, khi đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, Clay Davis chuẩn bị có chuyến đi tới Seoul, Tokyo và Bắc Kinh, thông tin về mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên lại được mang ra bàn luận sâu hơn, chắc hẳn nó không chỉ dừng lại ở ý nghĩa cảnh báo đơn thuần.
Bình luận (0)