Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Thứ trưởng Ngoại giao Rose Gottemoeller phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế.
Theo hiệp ước, các bên không được sản xuất, thử nghiệm và triển khai trên đất liền tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung (từ 1.000-5.500 km) và tầm ngắn (từ 500-1.000 km). Ngoài ra, các bên phải tiêu hủy mọi bệ phóng và tên lửa trên đất liền có liên quan.
Lâu nay, cả Nga lẫn Mỹ đều nghi ngờ sự cam kết của nhau đối với hiệp ước. Khi quan hệ giữa 2 bên xấu đi do cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây, Reuters đưa tin Mỹ cho rằng Nga vi phạm hiệp ước qua hành động thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.
Trong khi đó, theo báo Vzglyad, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moscow sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc thực hiện hiệp ước.
Tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga. Ảnh: RIAFAN.RU
Cùng ngày 11-9, phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Alexander Pankin kêu gọi Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel và Pakistan nhanh chóng tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).
Dù được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10-9-1996 nhưng CTBT chưa có hiệu lực do 8 quốc gia chưa phê chuẩn. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi Mỹ và 7 nước trên tham gia CTBT để đạt mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Bình luận (0)