Dù vậy, Tokyo cho biết chỉ muốn giải thích về quyết định hạn chế nêu trên tại cuộc gặp chứ không có ý định thương thảo.
Ngoài ra, Nhật Bản nói thêm sẵn sàng loại Hàn Quốc khỏi danh sách các nước được xem là thị trường xuất khẩu đáng tin cậy sau khi cho rằng hoạt động chuyển giao vật liệu nhạy cảm từ Seoul sang Triều Tiên đã diễn ra, vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế. Ngoài ra, niềm tin của Tokyo đối với Seoul còn bị sụt giảm bởi những phán quyết liên quan đến lao động cưỡng ép hồi thời chiến của Tòa án Tối cao Hàn Quốc vào năm ngoái.
Các quan chức Nhật Bản (trái) và Hàn Quốc gặp nhau tại Tokyo hôm 12-7. Ảnh: REUTERS
Đáp lại, Hàn Quốc đã bác bỏ cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên và tuyên bố muốn Liên Hiệp Quốc điều tra vấn đề này. Không dừng lại ở đó, Seoul còn đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Washington trong cuộc tranh cãi với Tokyo. Ông Kim Hyun-chong, Phó Chánh Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, hôm 11-7 cho biết Washington đã đề nghị tổ chức một cuộc gặp ba bên với Tokyo và Seoul để bàn về cuộc tranh cãi thương mại.
Thông tin trên được đưa ra khi ông Kim Hyun-chong đang ở thăm Mỹ và lần lượt gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney và một số thượng nghị sĩ nước chủ nhà. Vào tuần sau, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee dự kiến cũng đến Mỹ để tiếp tục thảo luận về vấn đề đang khiến quan hệ giữa 2 đồng minh hàng đầu của Washington tại châu Á xấu đi.
Cũng trong ngày 11-7, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và bày tỏ lập trường của Seoul, theo đó động thái của Tokyo có thể làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây tổn hại đến sự hợp tác giữa các bên.
Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Pompeo đã đồng ý hỗ trợ Seoul và Tokyo tìm giải pháp thông qua các kênh ngoại giao trong lúc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hợp tác ba bên Mỹ - Nhật - Hàn. Ngoại trưởng Mỹ được cho là có thể gặp bộ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề các hội nghị của ASEAN tại Thái Lan vào cuối tháng này.
Ngoài việc tìm đến Mỹ, Seoul còn tìm cách hỗ trợ các công ty trong nước vượt qua thách thức nói trên. Hôm 11-7, Đảng Dân chủ cầm quyền ở Hàn Quốc kêu gọi khoản ngân sách bổ sung 300 tỉ won cho nỗ lực này, nhiều hơn gấp đôi đề nghị của Thủ tướng Lee Nak-yon một ngày trước đó.
Ngoài ra, sự giúp đỡ còn có thể đến từ Nga nếu thông tin của giới truyền thông Hàn Quốc chính xác. Theo hãng tin Yonhap hôm 12-6, Moscow đã đề nghị cung cấp cho Seoul nguyên liệu hydro florua cần thiết để sản xuất chip bán dẫn. Động thái này, nếu có, sẽ giúp Hàn Quốc giảm được phần nào tác động từ cuộc đối đầu với Nhật Bản hiện nay.
Bình luận (0)