xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ nỗ lực phá “quân át chủ bài” trong thương chiến với Trung Quốc

H.Bình (Theo SCMP)

(NLĐO) - Khi quan hệ Mỹ - Trung Quốc chạm đáy, Washington nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Bắc Kinh, vốn được sử dụng cho thiết bị điện tử công nghệ cao với mục đích dân sự lẫn quân sự.

Các chiến lược gia về quân sự Mỹ nhận thấy nguy cơ Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm ngày càng lớn. Năm 2019, khi chiến tranh Mỹ-Trung leo thang, truyền thông Trung Quốc đã hô hào "đừng nói là chúng tôi không cảnh báo các ông trước", giữa lúc giới chức nước này dọa cắt giảm xuất khẩu đất hiếm.

Thực tế là cách nay 10 năm, Bắc Kinh từng hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản trong nhiều tuần, sau khi hai bên xảy ra tranh chấp lãnh thổ.

Martijn Rasser, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cảnh báo: "Nếu Trung Quốc thực sự muốn giảm xuất khẩu, chúng ta sẽ gặp khó trong vài năm tới". Do vậy, Washington hối hả tìm cách thu hẹp khoảng cách về nguồn cung đất hiếm với Trung Quốc.

Gần đây, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz đã giới thiệu dự luật với nội dung hướng đến tăng khả năng sản xuất tại Mỹ giữa những quan ngại ngày càng lớn rằng Trung Quốc có thể sử dụng lợi thế này trong các cuộc đàm phán kinh tế và chính trị.

Mỹ nỗ lực phá “quân át chủ bài” trong thương chiến với Trung Quốc - Ảnh 1.

Mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, bang California. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, những đề xuất được nêu lên tại phiên điều trần của Ủy ban Tài nguyên thiên nhiên và năng lượng Thượng viện Mỹ hồi cuối tháng 6 đề cập đến nhiều vấn đề từ trợ cấp cho sản xuất, hợp tác với các nước khác cũng như đẩy mạnh nghiên cứu cho đến tăng cường tái chế và khai thác đất hiếm tại các công viên quốc gia hay thậm chí ngoài vũ trụ.

Lầu Năm Góc cũng không đứng ngoài cuộc khi đề ra kế hoạch 4 giai đoạn nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng khoáng sản. Giới phân tích tin rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019 đề nghị mua Greenland có liên quan đến trữ lượng đất hiếm lớn của hòn đảo thuộc Ðan Mạch này.

Tập đoàn USA Rare Earth cũng "khoe" họ đã có giấy phép xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm tại bang Colorado, trong khi mỏ đất hiếm Mountain Pass ở bang California dự định tái khởi động các cơ sở mà lâu nay đóng cửa vì lý do tài chính.

Mỹ nỗ lực phá “quân át chủ bài” trong thương chiến với Trung Quốc - Ảnh 2.

Chủ tịch Tập Cận Bình nói chuyện với ban lãnh đạo nhà máy đất hiếm JL Mag ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, tháng 5-2019. Ảnh: Tân Hoa Xã

Nhiều nhân vật tại Washington đều nhất trí phải giảm lệ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, nhưng làm thế nào để thành công vẫn còn gây tranh cãi. Một số bước đi nổi bật của Mỹ bị chê là không giúp ích. Giới chuyên gia thậm chí ước tính phải mất 10 năm nữa Mỹ mới có thể tạo ra được chuỗi cung ứng tương đối vững chắc.

Cơ cấu thị trường hiện nay, dựa trên chi phí sản xuất thấp nhất, không thể phá vỡ thế thống trị của Trung Quốc ở lĩnh vực đất hiếm. Ðó là chưa kể chính sách công nghiệp của Bắc Kinh ưu tiên xem hỗ trợ và phát triển ngành đất hiếm như một sáng kiến về an ninh và kinh tế quốc gia.

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất đất hiếm số một thế giới với sản lượng lên tới 132.000 tấn/năm, trong khi trữ lượng đất hiếm của nước này vào khoảng 44 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng đất hiếm toàn cầu). Những con số đó của Mỹ lần lượt chỉ là 26.000 tấn/năm và 1,4 triệu tấn. 78% đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ đến từ Trung Quốc.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo