"Chúng ta không thể chỉ dựa vào Hạm đội 7 ở Nhật Bản. Chúng tôi muốn thành lập một hạm đội số. Chúng tôi muốn đặt hạm đội này ở những điểm giao nhau giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng sẽ tạo dấu ấn của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương" – ông Braithwaite khẳng định, theo USNI News.
"Chúng ta phải hướng đến những đồng minh và đối tác, như Singapore và Ấn Độ. Việc đặt một hạm đội số sẽ rất phù hợp tại những khu vực có khả năng xảy ra xung đột. Quan trọng hơn, nó có thể mang lại sự răn đe mạnh mẽ hơn nhiều…Vì thế, chúng ta sẽ tạo dựng Hạm đội Đệ nhất" – ông Braithwaite nói thêm, đòng thời cho biết ông sẽ đến Ấn Độ trong những tuần tới để bàn bạc thách thức an ninh và phương án hợp tác giữa hải quân 2 nước.
Mỹ một mình không thể đối phó hiệu quả với Trung Quốc và những quốc gia quanh khu vực Thái Bình Dương, cũng như trên toàn thế giới cần hỗ trợ Washington trong việc chống lại ảnh hưởng kinh tế-quân sự gia tăng của Bắc Kinh, ông Braithwaite nhấn mạnh.
Theo nhà phân tích Aparna Pande của Viện nghiên cứu Hudson ở Washington, tuyên bố của ông Braithwaite đã gửi một thông điệp đến các nước đồng minh rằng Mỹ vẫn duy trì hiện diện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, không chỉ thông qua lời nói mà còn hành động.
Ông Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quân sự cấp cao của Tổ chức RAND (Mỹ), khẳng định nếu Hải quân Mỹ thành lập Hạm đội Đệ nhất ở Khu vực Ấn Độ Dương, đây sẽ là một lời tái cam kết của Washington về việc tiếp tục xem xét chiến lược châu Á qua lăng kính Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chứ không phải chỉ Tây Thái Bình Dương.
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ hiện hoạt động ngoài Nhật Bản, phụ trách một khu vực rộng lớn đến biên giới Ấn Độ-Pakistan. Việc thành lập Hạm đội Đệ nhất sẽ giải tòa một phần sức ép cho Hạm đội 7, cho phép chỉ huy 2 hạm đội tập trung hơn vào những đối tác và đồng minh nhỏ hơn trong khu vực.
Mỹ thời gian qua liên tục tái khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!