xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ: Tranh cãi việc điều quân đội đối phó biểu tình

Xuân Mai

Nhiều quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận tình hình hiện nay chưa đến mức phải triển khai quân đội để trấn áp các cuộc biểu tình

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã xuất hiện những bất đồng sâu sắc tại Lầu Năm Góc từ trước khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố khả năng triển khai quân đội nhằm lập lại trật tự sau loạt cuộc biểu tình khởi nguồn từ cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.

Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 1-6, ông Donald Trump nhấn mạnh nếu lãnh đạo các bang và thành phố không có các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản người dân thì ông sẽ kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807, theo đó cho phép Tổng thống Mỹ có quyền sử dụng quân đội để trấn áp các cuộc nổi loạn. Theo Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, Đạo luật năm 1807 vẫn chưa được kích hoạt kể từ năm 1992, thời điểm nổ ra các cuộc bạo loạn tại TP Los Angeles sau phiên tòa tuyên bố trắng án đối với 4 cảnh sát da trắng đánh đập công dân da màu Rodney King.

Nhiều quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhìn nhận tình hình hiện nay chưa đến mức phải triển khai quân đội, trừ khi thống đốc các bang cho đó là hành động cần thiết. Một phần của đạo luật nêu rõ các bang trước hết phải yêu cầu sự trợ giúp từ chính phủ nhưng điều khoản khác của đạo luật lại không bắt buộc sự đồng thuận của thống đốc hay cơ quan lập pháp của một bang trước quyết định triển khai quân đội của tổng thống.

Mỹ: Tranh cãi việc điều quân đội đối phó biểu tình - Ảnh 1.

Người biểu tình đối mặt với lực lượng thực thi pháp luật trong một cuộc biểu tình gần Nhà Trắng ở thủ đô Washington - Mỹ hôm 1-6 Ảnh: Reuters

Nhiều thống đốc bang đã nhanh chóng phản đối động thái triển khai lực lượng trấn áp người biểu tình của ông Donald Trump. Theo Thống đốc bang New York Andrew Cuomo, có một số cá nhân phá hoại nhưng đó chỉ là thiểu số trong số những người biểu tình, trong khi Thống đốc bang Illinois J. B. Pritzker bác bỏ ý tưởng chính phủ liên bang điều quân đội đến Illinois.

Một quan chức quốc phòng cho rằng các biện pháp tăng cường củng cố năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật ở các bang và địa phương có thể được thực hiện nhưng việc điều động quân đội trấn áp các cuộc biểu tình nên là "sự lựa chọn cuối cùng". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 1-6 cho biết đã có hơn 17.000 thành viên Vệ binh Quốc gia được huy động tại thủ đô Washington và 29 bang. Dù Tổng thống Trump đã yêu cầu Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) điều tra cái chết của ông Floyd nhưng không có tuyên bố đáng kể nào nhằm giúp xuống thang cuộc khủng hoảng.

Ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, hôm 1-6 cho biết ông Guterres kêu gọi người dân Mỹ biểu tình ôn hòa, cũng như đề nghị lãnh đạo nước này kiềm chế và lắng nghe người dân.

Tuyên bố của lãnh đạo Liên Hiệp Quốc được đưa ra sau khi làn sóng biểu tình vì cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị viên cảnh sát TP Minneapolis ghì chết hồi tuần trước, đã lan khắp nước Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo lực, khiến nhiều thành phố rơi vào tình trạng bất ổn. Ít nhất 40 thành phố tại Mỹ ban bố lệnh giới nghiêm nhằm kiểm soát chặt chẽ tình trạng bạo lực và nạn cướp phá nhưng bất thành.

Những người biểu tình đã phóng hỏa trung tâm thương mại ở TP Los Angeles, cướp phá các cửa hàng ở TP New York và đụng độ với cảnh sát ở TP St. Louis, bang Missouri hôm 1-6. Theo hãng tin AP, ít nhất 4.400 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình kéo dài suốt tuần qua. 

Lòng người bất an

Sinh sống tại hạt Pinellas, bang Florida, chị Kenzie Tran (người Mỹ gốc Việt) cảm thấy lo lắng hơn cả cho sự an toàn của gia đình trong lúc này. Dù Florida không "nóng" bằng những nơi khác - do dân số bang này phần đông là người lớn tuổi và về mặt chính trị không nghiêng hẳn về Đảng Dân chủ hay Cộng hòa nhưng tại thành phố lớn của bang là Tampa cũng nổ ra bạo lực.

"Gia đình tôi không dám ra ngoài, nếu có việc cần thiết thì chỉ cử một người đi và đi nhanh về nhanh" - chị chia sẻ, đồng thời cho biết thêm nếu lệnh giới nghiêm bị áp đặt, những cản trở, hạn chế sẽ càng nhiều thêm.

Tiếp sau nỗi lo ngại về an toàn, theo chị Kenzie Tran, là mối bận tâm về kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Đại dịch khiến bà mẹ ba con này phải tạm ngưng những công việc cộng tác với chính phủ liên bang như phiên dịch tại tòa án. Sinh hoạt gia đình phụ thuộc vào thu nhập của người chồng làm giáo viên.

Chị cho biết: "Thực ra kinh tế gia đình tôi chưa bị ảnh hưởng nhiều do lương giáo viên được trả theo năm. Tuy nhiên, một khi xã hội bất ổn thì lòng người cũng bất an".

B.Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo