Phương Tây cũng lo ngại về sức mạnh kinh tế đang tăng của Bắc Kinh. Đáng chú ý, sáng kiến "Vành đai và con đường" đang thách thức trật tự kinh tế toàn cầu vốn chịu sự thống trị của phương Tây. Điều này khiến sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và phương Tây là không thể tránh khỏi.
Trong một cuộc chiến đang leo thang, cả hai bên đều cảm thấy khó lùi bước. Tuy nhiên, Mỹ lại có nhiều thứ để mất hơn. Nền kinh tế Trung Quốc ngày nay gắn kết chặt chẽ với kinh tế thế giới. Mỹ là một thị trường lớn nhưng đang suy giảm. Nếu những đe dọa thương mại không phát huy tác dụng, Washington sẽ mất uy tín của một cường quốc bá chủ.
Container hàng hóa tại cảng ở tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Với Trung Quốc, cuộc tranh cãi là cơ hội để nước này định hình một trật tự thế giới mới. Trước hết, Trung Quốc có thể cho thế giới thấy nước này cam kết theo đuổi thương mại tự do và tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới. Cộng đồng quốc tế khi đó sẽ xem Mỹ là quốc gia gây rắc rối, vi phạm quy định và gây thiệt hại cho những nước khác. Ngoài ra, Bắc Kinh có thể tận dụng cơ hội để cải tổ các ngành công nghiệp trong nước, tăng cường hợp tác kinh tế thông qua sáng kiến "Vành đai và con đường" và tăng cường hợp tác với các nền kinh tế bên ngoài Mỹ, từ đó đẩy nhanh việc hình thành một trật tự kinh tế toàn cầu mới.
Tóm lại, cách thức Trung Quốc đối phó với thách thức của cuộc chiến thương mại có thể cung cấp sự chứng thực về nước này sau 40 năm cải cách và mở cửa. Đây là bài kiểm tra lịch sử về khả năng của Bắc Kinh.
Bình luận (0)