Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5-3 thông báo nữ sinh viên Ấn Độ 23 tuổi nói trên, vẫn được gọi là Nirbhaya (có nghĩa là can đảm), đã “dấy lên một phong trào rộng khắp nhằm kêu gọi chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ” không chỉ ở Ân Độ. “Sau khi cô qua đời, xã hội Ấn Độ bắt đầu đấu tranh mạnh mẽ đòi có những thay đổi nhất định để ngăn chặn bạo lực, chống lại nữ giới dưới nhiều dạng khác nhau. Ngoài ra, yêu cầu quá trình xử lý các vụ cưỡng hiếp và đối xử bất công với phụ nữ được thực thi tốt hơn. Nhờ những nỗ lực của cô mà chính phủ Ấn Độ bắt đầu hành động đáp ứng yêu cầu của người dân” – Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Người dân Ấn Độ thắp nến cầu nguyện cho linh hồn nữ sinh xấu số,
thiệt mạng sau khi bị cưỡng bức tập thể ở thủ đô New Delhi năm 2012. Ảnh: AP
Gaurav Pandey, anh trai của nữ sinh viên Ấn Độ, bày tỏ niềm vui mừng khi lòng dũng cảm của em gái mình được vinh danh. Nữ nạn nhân không được tiết lộ danh tính và bạn trai bị tấn công trên một xe buýt ở New Delhi vào giữa tháng 12-2012. Cô thiệt mạng 2 tuần sau tại một bệnh viện ở Singapore. Vụ việc khiến cả nước Ấn Độ bị sốc và châm ngòi cho một làn sóng biểu tình về cách đối xử với phụ nữ.
Giải thưởng quốc tế cho phụ nữ dũng cảm là giải thưởng thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ dành cho phụ nữ khắp thế giới có khả năng lãnh đạo, can đảm, sẵn sàng hy sinh vì người khác, nhất là giúp đẩy mạnh nữ quyền. Giải thưởng được Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice lập ra năm 2007 nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Buổi lễ trao giải năm 2013 sẽ có sự tham dự của Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama.
Chín phụ nữ khác cũng được nhận giải thưởng nêu trên, trong đó có nhà hoạt động Tây Tạng Woeser, nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền người Nga Elena Milashina, luật sư nhân quyền người Syria Razan Zeitunah.
Bình luận (0)