xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ: Vùng đất của thảm sát

NGÔ SINH

Nhà chức trách Mỹ cho rằng các vụ xả súng ở trường học ít khi xảy ra bất ngờ nhưng đã không được kịp thời ngăn chặn

Ở Mỹ, các vụ thảm sát tại trường học xảy ra thường xuyên hơn tất cả mọi quốc gia khác. Gần đây nhất, ngày 2-4-2012, One L Goh, 43 tuổi, người Hàn Quốc, đã bắn chết 7 người tại Trường Đại học Oikos ở Oakland, bang California.
Trước đó, ngày 27-2, 3 học sinh bị bắn chết tại Trường Trung học Chardon, bang Ohio. Còn tại một trường trung học ở Brownsville, bang Texas, ngày 4-1, một học sinh lớp 8 đã bị cảnh sát bắn hạ khi em chĩa súng vào cảnh sát. Nhiều chuyên gia đã tìm cách lý giải vì sao các vụ xả súng ở trường học Mỹ lại phổ biến đến vậy.

Xã hội thờ ơ

Một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết thủ phạm trong các vụ thảm sát ở trường học Mỹ đã từng bị thất bại hoặc bị mất mát gì đó. Ngoài ra, theo báo The Independent, còn có nguyên nhân bị ức hiếp và ý muốn trả thù, bệnh tâm thần, tiêm nhiễm phim ảnh và trò chơi điện tử bạo lực, ma túy, lạm dụng quyền sử dụng súng.

img

Hiện trường vụ thảm sát ở Đại học Oikos. Ảnh: IBTIMES

Sau vụ thảm sát làm 15 người chết ở Trường Trung học Columbine, bang Colorado năm 1999, Cơ quan Mật vụ và Bộ Giáo dục Mỹ đã thực hiện cuộc điều tra 37 vụ thảm sát xảy ra từ năm 1974 đến 2000. Qua đó, nhà chức trách kết luận rằng các vụ xả súng hiếm khi xảy ra bất ngờ - trong hầu hết mọi trường hợp, người khác đều biết kế hoạch của kẻ tấn công. Nhiều người trong số họ cảm thấy bị ức hiếp hoặc ngược đãi và thường bộc lộ ý định thực hiện một cuộc tấn công trả thù.

Gần đây, trong bài viết “Vì sao nước Mỹ dẫn đầu thế giới về các vụ thảm sát ở trường học?”, giáo sư tâm thần học Frank Ochberg, Trường Đại học Michigan, nhận định: “Không phải sau một đêm mà họ có thể trở thành kẻ giết người hàng loạt. Họ đã ấp ủ những ý tưởng kỳ quặc và họ cũng để lộ ra ý định của mình. Nhiều người đã tung lên mạng những lời lăng mạ, đe dọa và kế hoạch hành động của họ”.

Bệnh tâm thần và súng

Bệnh tâm thần là một điểm đặc trưng của hung thủ trong một số vụ thảm sát ở Mỹ. Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh này rất hiếm khi hung tợn, họ nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực hơn. Thế nhưng, đôi khi họ vẫn có thể trở nên nguy hiểm đối với người khác.

Về vấn đề này, giáo sư Ochberg nhận định rằng nước Mỹ không có một hệ thống chăm sóc và bảo vệ người  tâm thần đạt hiệu quả cao. Nếu được chăm sóc đến nơi đến chốn, Cho Seung-hui đã không trở thành hung thủ sát hại 32 người tại Trường Virginia Tech năm 2007 và sau đó tự sát.

Ngoài ra, đối với nhiều nhà phân tích, cơ hội sử dụng súng một cách quá dễ dàng là một nguyên nhân gây ra nhiều vụ thảm sát trên đất Mỹ. Họ cho rằng sẽ không thể xảy ra vụ thảm sát ở Trường Virginia Tech năm 2007 cũng như các vụ khác nữa nếu hung thủ không được mang súng vào trường học.

Giáo sư Ochberg phân tích: “Nguyên nhân là giới trẻ Mỹ được phép tiếp cận với những khẩu súng đã nạp đạn. Để ngăn chặn thực trạng xả súng ở trường học, phải ngăn chặn học sinh mang súng vào trường”.

Một số vụ điển hình

24-3-1998: Trường Westside ở Jonesboro, bang Arkansas - 5 người chết.

20-4-1999: Trường Trung học Columbine ở hạt Jefferson, bang Colorado - 15 người chết.

21-3-2005: Trường Trung học Red Lake bang Minnesota - 10 người chết.

16-4-2007: Trường Virginia Tech, Blacksburg, bang Virginia - 33 người chết.

14-2-2008: Trường Đại học Bắc Illinois, DeKalb, bang Illinois - 6 người chết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo