xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Myanmar: Tổng thống và quân đội tôn trọng kết quả bầu cử

Hải Ngọc

Bộ trưởng Thông tin kiêm người phát ngôn tổng thống Myanmar, ông Ye Htut, hôm 11-11, cho biết Tổng thống Thein Sein và quân đội sẽ tôn trọng kết quả của “cuộc bầu cử tự do và công bằng” ở nước này. Chính phủ cũng cam kết tiến hành chuyển giao quyền lực một cách hòa bình vào thời điểm thích hợp.

Trước đề nghị tổ chức cuộc gặp với Tổng Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, Tổng thống Thein Sein và Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann vào tuần tới của bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Bộ trưởng Ye Htut viết trên tài khoản Facebook rằng cuộc gặp sẽ được tiến hành sau khi Ủy Ban bầu cử Myanmar (UEC) kết thúc mọi nhiệm vụ. Theo ông, sẽ mất ít nhất 2 tuần để có kết quả cuối cùng.

Tổng thống Myanmar Thein Sein tiếp bà Aung San Suu Kyi tại thủ đô Naypyitaw hồi tháng 10-2014 Ảnh: EPA
Tổng thống Myanmar Thein Sein tiếp bà Aung San Suu Kyi tại thủ đô Naypyitaw hồi tháng 10-2014 Ảnh: EPA

Theo đài BBC, đến ngày 11-11, NLD giành được 256/299 ghế (gồm 179 ghế hạ viện và 77 ghế thượng viện), USDP được 21 ghế, các đảng khác chia nhau số ghế còn lại. Bản thân bà Suu Kyi cũng giành được ghế hạ viện cho riêng mình ở điểm bầu cử Kawmhu thuộc bang Yangon. Muốn giành thế đa số, NLD phải thắng 67%/498 ghế quốc hội thông qua bầu cử.

Lời đề nghị của bà Suu Kyi nằm trong lá thư đề ngày 10-11 và được NLD công bố một ngày sau đó. “Người dân đã bày tỏ ý nguyện của họ thông qua cuộc bầu cử. Tôi muốn mời các ông thảo luận về hòa giải dân tộc vào tuần tới, thời điểm tùy các ông chọn” - bà viết. Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann đã phản hồi trên Facebook rằng ông dự kiến gặp bà Suu Kyi vào tuần tới.

Theo nhận định của chuyên gia Than Soe Naing trên báo Myanmar Times, Tổng thống Thein Sein cần đóng vai trò trung gian giữa quân đội và Đảng NLD để bảo đảm lợi ích quốc gia. Một trong những nguồn gốc căng thẳng giữa bà Suu Kyi với quân đội nói chung và Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing nói riêng là quy định cấm người có thân nhân là người nước ngoài làm tổng thống trong hiến pháp Myanmar.

Ngoài việc quân đội nắm 25% số ghế quốc hội, tổng tư lệnh còn có quyền đề cử 3 bộ trưởng quan trọng (nội vụ, quốc phòng, an ninh biên giới), đều có thể cản trở hoạt động của NLD một khi đảng này nắm quyền. Trong trường hợp NLD muốn sửa hiến pháp để đưa bà Suu Kyi lên làm tổng thống, quân đội có thể dùng quyền phủ quyết bác bỏ. Bên cạnh đó, bà Suu Kyi còn đối mặt nhiều thử thách khác như chấm dứt hàng chục năm xung đột với các nhóm vũ trang thiểu số (điều mà Tổng thống Thein Sein chỉ dừng lại ở việc ký thỏa thuận ngừng bắn với một số nhóm nhất định), kết thúc nạn phân biệt đối xử với người Hồi giáo thiểu số...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo