Một người dân ở TP Durban thuộc tỉnh KwaZulu-Natal nói với đài BBC: "Những người thuộc tầng lớp trung lưu như tôi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn. Hôm 13-7, tôi không thể mua bánh mì và sữa, sau đó được nhận từ một tổ chức cộng đồng. Chúng tôi phải xếp hàng, mỗi người được phát hai ổ bánh mì và một lít sữa. Tôi không biết họ lấy từ đâu nhưng họ đã phát 8.000 ổ. Nhưng hôm sau thì không phát thêm nữa".
Biểu tình lan rộng thành bạo loạn ở Nam Phi. Ảnh: EPA
Cựu tổng thống Zuma tự nộp mình ngày 7-7, chấp nhận bản án 15 tháng tù giam sau khi từ chối cung cấp bằng chứng cho một cuộc điều tra tham nhũng. Tòa án khẳng định ông coi thường tòa án sau khi từ chối cung cấp bằng chứng cho một cuộc điều tra chống tham nhũng trong 9 năm ông cầm quyền.
Nam Phi: Biểu tình lan rộng thành bạo loạn thảm khốc
Những người ủng hộ ông Zuma phản đối trước việc cựu tổng thống bị bắt giam, phong tỏa các con đường lớn, yêu cầu trả tự do cho ông. Các cuộc biểu tình kể từ đó trở thành bạo loạn với quy mô hiếm thấy ở Nam Phi, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực bị cướp phá, đốt phá và đánh bom xăng ở các thành phố và thị trấn trên khắp tỉnh KwaZulu-Natal.
Tình trạng bất ổn tương tự đã quét qua trung tâm kinh tế của tỉnh Gauteng, nhưng KwaZulu-Natal vẫn là tâm điểm chính, với các cuộc bạo loạn đang sắp tràn đến một số khu phố giàu có, khiến các chủ cửa hàng và cư dân nơi đó lo sợ. Chỉ có hai hoặc ba cửa hàng ở vùng ngoại ô còn mở cửa song chỉ kinh doanh trong vài giờ một ngày.
Người dân ở TP Durban dự trữ lương khô và những thứ như khoai tây và hành tây. Chủ cửa hàng cho biết các trang trại không thể tiếp cận được và sẽ không có rau khi hết hàng.
Hơn 200 trung tâm mua sắm đã bị cướp phá ở Nam Phi. Ảnh: Reuters
Bên cạnh lo hết rau củ, người dân còn lo thiếu thiếu thuốc men. Một người dân có vợ bị bệnh kinh niên cho biết: "Một số chuỗi dược phẩm lớn đã bị cướp phá hoặc đóng cửa. Tôi đến một hiệu thuốc nhỏ vẫn đang mở cửa. Tôi đã xếp hàng trong ba giờ đồng hồ để mua thuốc. Thức ăn và tã lót cho trẻ em đang rất hút hàng".
Ngoài ra còn có nỗi lo về tình trạng thiếu nhiên liệu, điều mà hầu hết người dân Nam Phi chưa từng trải qua trong đời. Một cư dân TP Durban nói: "Chỉ có một trụ bơm mở tại trạm xăng. Người dân xếp hàng dài để mua".
Ở một số khu dân cư trong TP Durban xảy ra các cuộc đối đầu bạo lực, những kẻ cướp bóc tìm cách đột kích các cửa hàng và một số ngôi nhà trước khi cư dân có vũ trang nổ súng, buộc họ phải rút lui.
Nhà kho, nhà máy và cửa hàng bị đốt cháy. Ảnh: EPA
Một số vùng ngoại ô TP Durban bị phong tỏa, bởi vì người dân thành lập các nhóm canh gác khu phố, hay cái mà phương tiện truyền thông địa phương gọi là "đội phòng thủ", để ngăn chặn các cuộc bạo loạn tràn đến. Nhóm tuần tra có súng, nhưng hầu hết những người đàn ông tham gia chỉ mang theo gậy gộc.
Người dân trong đội tuần tra cho biết: "Không có cảnh sát; không có binh lính. Chúng tôi chốt chặn các ngã tư. Nếu chúng tôi nghi ngờ ai đó, chúng tôi sẽ yêu cầu họ rời đi và có một vài trường hợp xe chưa được đăng ký. Chúng tôi nghi ngờ họ đến khảo sát khu vực của chúng tôi để lên kế hoạch xâm phạm".
Thế nhưng, động thái này càng cản trở người dân mua thực phẩm. Một người than thở: "Họ không cho phép bất kỳ người không cư trú nào vào, kể cả ban ngày. Vì vậy, dù muốn, tôi cũng không thể lái xe đến đó để ghe cử hàng tạp hóa".
Những người biểu tình Nam Phi đập phá và cướp bóc ở các trung tâm thương mại. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)