Vấn đề phát sinh sau khi phi hành đoàn xin phép hạ cánh xuống sân bay Halim nhưng không nhận được câu trả lời từ nhân viên kiểm soát không lưu. “Có thể đã xảy ra trục trặc trong liên lạc vô tuyến hoặc nhân viên không lưu không trả lời vì quá tải” – các chuyên gia Nga nêu giả thuyết.
Chiếc hộp đen của máy bay SSJ-100. Ảnh: RIA NOVOSTI
Hệ quả, theo các chuyên gia Nga, phi công SSJ-100 đã phải bay vòng vòng trên vịnh Pelabuhan Ratu chờ đợi câu trả lời từ nhân viên kiểm soát không lưu. Cuối cùng, máy bay đã bay một vòng tròn 360 độ trong khi vẫn giữ độ cao 1.800 m.
Sau khi bay vòng tròn, chiếc SSJ-100 trực chỉ hướng sân bay Halim, thế nhưng, hiện vẫn chưa rõ vì lý do gì chiếc máy bay không bay về phía Halim mà theo hướng núi Salak.
Theo lời đội ngũ chuẩn bị cho SSJ-100 thực hiện chương trình chào hàng ở châu Á, máy bay này đã được trang bị hệ thống hoàn thiện nhất hiện nay với chức năng thông báo cho phi công biết khi máy bay đến gần mặt đất. Hệ thống này chắc hẳn đã cảnh báo phi hành đoàn khi máy bay bay gần núi Salak. Như vậy, các chuyên gia cho rằng quy kết trách nhiệm vụ tai nạn chỉ do lỗi của phi hành đoàn là không đúng đắn.
Máy bay SSJ-100 đã đâm vào sườn núi Salak. Ảnh: RIA NOVOSTI
Bên cạnh đó, các chuyên gia Nga cũng phản bác kết luận của Ủy ban Quốc gia về An toàn vận tải Indonesia cho rằng các phi công chưa được đào tạo đầy đủ đúng mức.
Theo dữ liệu của các chuyên gia Nga, chiếc SSJ-100 đã nhiều lần bay thử nghiệm trong điều kiện núi cao ở Nga. Hơn nữa, chuyến bay này được thực hiện bởi phi công bay thử nghiệm có kinh nghiệm nhất là Alexander Yablontsev. Phi công này quyết định hạ độ cao từ 3.000 m xuống 1.830 m là hoàn toàn hợp lý vì chuyến bay biểu diễn được hoạch định bên trên đồng bằng.
Các chuyên gia Nga khẳng định phi hành đoàn SSJ-100 ngày 9-5 hoàn toàn tuân theo lộ trình bay biểu diễn do phía Indonesia đưa ra và lộ trình này không có núi.
Bình luận (0)