Theo đó, động thái phá giá đồng nhân dân tệ không ảnh hưởng trực tiếp đáng kể lên tình hình thị trường tài chính nước Nga cũng như tỉ giá đồng rúp: Khối lượng hợp đồng ký kết bằng nhân dân tệ trên thị trường Nga hoàn toàn không có ý nghĩa gì nếu so sánh với khối lượng hợp đồng ký kết bằng USD hoặc euro.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Trung ương Nga nhận định về trung hạn, sự giảm giá đồng nhân dân tệ có thể góp phần củng cố đồng rúp do sự tăng trưởng kinh tế hồi sinh và khối lượng hàng xuất khẩu Trung Quốc tăng cao.
Trong khi đó, đồng rúp giảm giá so với euro và USD ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch hôm 12-8 trong bối cảnh giá dầu giảm và đồng nhân dân tệ bị phá giá.
Lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm nay, tỉ giá đồng euro đã vượt qua 72 rúp và USD vượt qua 65 rúp.
Cụ thể: Tỉ giá euro tăng lên 1,02 rúp, đạt 72,07 rúp, còn tỉ giá USD tăng thêm 75 kô-pếch, lên đến 65,03 rúp.
Như trước đây, tỉ giá đồng rúp vẫn phụ thuộc vào sự dao động của giá dầu, theo nhận định của nhà kinh tế thuộc Ngân hàng ING Dmitry Polevoi.
Các nhà phân tích thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 12-8 tuyên bố không có cơ sở để lo ngại đồng nội tệ sẽ giảm giá thêm nữa.
Tuy nhiên, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết quỹ này ủng hộ động thái phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vì quyết định này tạo điều kiện cho các thế lực thị trường đóng một vai trò đáng kể hơn trong việc xác định tỉ giá.
Bình luận (0)