xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga-Mỹ ngưng hợp tác về bảo vệ cơ sở hạt nhân

L. Thoa (RT)

(NLĐO) – Moscow và Washington đã chính thức kết thúc 20 năm hợp tác trong việc đảm bảo lưu trữ nguyên liệu hạt nhân tại Nga, hãng tin RT dẫn lại thông tin từ báo Mỹ.

 

Một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân ở Fokino, Nga. Ảnh: Reuters

Một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân ở Fokino, Nga. Ảnh: Reuters

 

Theo đó, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom cũng cảnh báo cơ quan này sẽ không có hợp đồng với Mỹ về vấn đề bảo vệ cơ sở hạt nhân trong năm 2015.

Việc dừng hợp tác này đã được ký kết vào ngày 16-12 tại Moscow, sau 21 năm hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan hạt nhân hai quốc gia, tờ Boston Globe đưa tin. Tuy diễn ra cách đây hơn 1 tháng nhưng kết quả cuộc đàm phán vẫn được giữ bí mật cho đến đầu tuần này.

Cuộc đàm phán có sự tham dự của 40 chuyên gia hạt nhân từ hai nước. Phía Mỹ có các đại diện đến từ Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng Mỹ, phía Nga có các đại diện từ nhiều đơn vị, từ kiểm soát vũ khí đến quản lý tàu ngầm hạt nhân.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ hỗ trợ Nga trong việc đảm bảo lưu trữ nguyên liệu hạt nhân tại Nga. Trong 2 thập kỷ qua, Mỹ đã chi hơn 2 tỉ USD cho công việc này, dự đoán sẽ tiêu thêm 100 triệu USD trong năm 2015 và kế hoạch dự kiến sẽ tiếp diễn ít nhất đến năm 2018.

Theo ký kết, bắt đầu từ 1-1-2015, Nga và Mỹ ngưng các hoạt động an ninh chung giữa hai nước tại 18 cơ sở hạt nhân của Nga, đồng thời Nga nâng cấp bảo mật ở 7 thành phố hạt nhân bị đóng cửa chứa các phòng thí nghiệm hạt nhân quân sự, dân sự, các viện, trung tâm nghiên cứu hạt nhân.

"Tại các cuộc đối thoại không được công khai trước đó, Nga đã cảnh báo Mỹ về việc họ từ chối sự hỗ trợ của Washington trong hoạt động bảo vệ các kho lớn chứa urani và plutoni cấp độ vũ khí”, bài báo viết.

Nga không cho phép Mỹ cài đặt cảm biến bức xạ tại các sân bay trong nước, cảng biển và các cửa biển nhằm theo dõi việc vận chuyển vật liệu hạt nhân. Nga cũng tắt hệ thống giám sát tại 13 tòa nhà lưu trữ nguyên liệu hạt nhân do Mỹ quản lý.

Chuyên gia Siegfried S. Hecker – cựu lãnh đạo của Trung tâm thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ) – cho rằng Nga cần quan tâm hơn đến việc hợp tác quốc tế. Ông tin rằng nước Nga sẽ không phát triển bền vững nếu cứ cô lập với thế giới về kinh tế và năng lượng hạt nhân. Còn thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Sam Nunn lưu ý rằng Mỹ hy vọng hoạt động hợp tác này sẽ được nối lại để góp phần củng cố an ninh toàn cầu.

Mâu thuẫn giữa Nga – Mỹ đã được đào sâu trong năm 2014 sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuối cùng, căng thẳng này đã ảnh hưởng đến việc kiểm soát vật liệu phóng xạ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo